Pages

06 December 2017

NHÂN DUYÊN PHẬT THUYẾT PHÁP KHI THÀNH ĐẠO

Cũng vậy, Thế Tôn trong khi với Phật nhãn nhìn quanh thế giới, thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng lợi căn, độn căn; có hạng tánh thuận, tánh nghịch; có hạng dễ dạy, khó dạy; một số thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác, và sự nguy hiểm của các hành động lỗi lầm.




CHƯƠNG VI TƯƠNG ƯNG PHẠM THIÊN
I. PHẨM THỨ NHẤT.
§ I. THỈNH CẦU (S.i. 136)
 
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Uruvelà trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Ajapàla Nigrodha, khi Ngài mới thành đạo.
 
2) Rồi Thế Tôn, trong khi Thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên:
 
3) “Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người có trí mới cảm nhận! Còn quần chúng này ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó thấy định lý này, tức là y duyên tánh duyên khởi pháp. Thật khó
* Trang 301 *
thấy định lý này, tức là tất cả hành là tịch tịnh, tất cả sanh y được từ bỏ, ái tận, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, như vậy thật mệt mỏi cho Ta, như vậy thật bực phiền cho Ta”.
 
4) Rồi những bài kệ vi diệu này, từ trước chưa từng được nghe, được Thế Tôn nói lên: Pháp Ta chứng khó khăn, Sao nay Ta nói lên? Tham, sân chi phối ai, Khó chứng ngộ pháp này. Pháp này đi ngược dòng, Vi diệu và thâm sâu, Khó thấy, rất vi tế. Những ai ưa ái dục, Bị vô minh bao phủ, Rất khó thấy pháp này.
 
5) Thế Tôn với suy tư như vậy, tâm hướng về thụ động, không muốn thuyết pháp.
 
6) Rồi Phạm thiên Sahampati biết được tâm tư Thế Tôn nhờ tâm tư của mình, liền suy nghĩ: “Thật sự thế giới bị tiêu diệt, thật sự thế giới bị diệt vong, nếu tâm Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh
* Trang 302 *
Đẳng Giác hướng về thụ động, không muốn thuyết pháp”.
 
7) Rồi Phạm thiên Sahampati, như nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi thẳng; cũng vậy, vị ấy biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn.
 
8) Rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y trên một bên vai, quỳ đầu gối bên phải trên mặt đất, chắp tay hướng về Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chánh pháp. (Nếu được nghe) những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp.
 
9) Phạm thiên Sahampati nói lên như vậy. Nói xong như vậy, vị ấy lại nói thêm như sau: Tại xứ Magadha, Thuở trước có hiện ra, Tà pháp không thanh tịnh, Do uế tâm suy diễn. Mở cửa bất tử này, Để họ được nghe pháp, Do bậc Thánh vô uế, Đã chơn chánh giác ngộ.
* Trang 303 *
Như đứng trên tảng đá, Tại đỉnh một núi cao, Đưa mắt nhìn xung quanh, Quần chúng (dưới chân mình). Cũng vậy, Ngài Thiện Thệ, Leo lên lầu Chánh pháp, Biến nhãn, không sầu muộn, Nhìn xuống đám quần sanh Bị ưu tư sầu khổ, Bị sanh già áp bức. Anh hùng, hãy đứng lên, Bậc Chiến thắng chiến trường, Vị Trưởng đoàn lữ khách, Đấng Thoát ly nợ nần, Thế Tôn hãy thuyết pháp, Bộ hành khắp thế gian, Có người nhờ được nghe, Sẽ thâm hiểu diệu nghĩa.
 
10) Rồi Thế Tôn biết được lời thỉnh cầu của Phạm thiên, vì lòng thương xót đối với chúng sanh, nhìn đời với Phật nhãn.
 
11) Thế Tôn trong khi nhìn đời với Phật nhãn, thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng lợi căn, độn căn; có hạng tánh thuận, tánh nghịch; có hạng dễ dạy, khó dạy;
* Trang 304 *
một số thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm của những hành động lỗi lầm.
 
12) Ví như trong hồ sen xanh, sen hồng hay sen trắng, có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm đẫm ướt. Cũng vậy, Thế Tôn trong khi với Phật nhãn nhìn quanh thế giới, thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng lợi căn, độn căn; có hạng tánh thuận, tánh nghịch; có hạng dễ dạy, khó dạy; một số thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác, và sự nguy hiểm của các hành động lỗi lầm.
 
13) Thấy vậy, Ngài trả lời cho Phạm thiên Sahampati với những bài kệ: Hãy rộng mở cho họ, Cửa trường sanh bất tử, Hỡi những ai có tai, Hãy giải thoát tà tín,
* Trang 305 *
Ý thức sự nguy hại,
Ta sẽ có thuyết giảng
Pháp tốt đẹp vi diệu,
Giữa nhân loại, chúng sanh,
Ôi Phạm thiên Sahampati!
14) Rồi Phạm thiên Sahampati biết được: “Ta đã tạo ra cơ hội cho Thế Tôn thuyết pháp”, nên đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài và biến mất tại chỗ ấy.
(Trích Kinh Tương Ưng - HT Thích Minh Châu dịch)

0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites