Pages

29 June 2016

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM GIẢNG GIẢI (QUYỂN 1) - PHẦN 3

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhcvtYYUNuLWnjioICEyltDActsOmifliqLgA4eL0Dsc5dfJb8O9OT-cJ7_SejayTvtFBisEQkiN1ZCrUKGPd4bbJRkbD3bvHYFLZftu_p_nlVMwv0KO7r6pPigG6kOty9D2o59Qm8yxZY/s200/htth.jpg
Thế nên bị luân chuyển trong vòng luân hồi bất tận. Nhưng nếu một khi vọng tưởng ấy bị loại trừ, được chuyển hóa hết sạch trong tâm thì quý vị sẽ nhận ra ngay chân tâm của mình. Khi ấy sinh tử cũng chấm dứt luôn.





HT Tuyên Hoá Giảng

Kinh văn:
佛言:“善哉阿難。汝等當知一切眾生,從無始來生死相續,皆由不知常住真心性淨明,用諸妄想; 此想不真故有輪轉。
Phật ngôn:“Thiện tai A-nan. Nhữ đẳng đương tri nhất thiết chúng sanh, tòng vô thủy lai sanh tử tương tục, giai do bất tri thường trụ chân tâm tính tịnh minh thể, dụng chư vọng tưởng; thử tưởng bất chân, cố hữu luân chuyển.
Việt dịch:
 Đức Phật nói: “Lành thay! A-nan. Các ông nên biết tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay chịu sanh tử tương tục do vì không nhận ra chơn tâm thường trụ, thể tánh vốn trong sạch sáng suốt, mà nhận lầm các vọng tưởng; các vọng tưởng này vốn chẳng chân thật, thế nên bị luân chuyển.”
Giảng:
Đức Phật nói: “Lành thay! A-nan.”
Đức Phật khuyến khích A-nan, bảo rằng A-nan đã làm một việc rất tốt là đã phát tâm xuất gia trở thành một vị tỷ-khưu Rồi Đức Phật nói với các vị Đại tỷ-khưu Đại a-la-hán, đại bồ-tát và tất cả mọi người có mặt trong hội chúng rằng:
Các ông nên biết tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay chịu sanh tử tương tục. Chúng sanh phải trải qua vòng sống chết nối tiếp theo nhau không hề dừng nghỉ, rồi bỏ lại đằng sau một đống xương cao ngất như núi.
Sinh ra rồi chết, chết rồi lại sinh ra, rồi lại chết đi. Quý vị từ đâu đến? Quý vị sẽ đi về đâu? quý vị chẳng thể nào biết được. Quý vị bị sai sử bởi các nghiệp duyên, nghiệp chướng. Quý vị sẽ tái sinh ở chốn nào? Từ trước đến nay quý vị ở nơi đâu? Quý vị chẳng hề biết được mình từ đâu đến đây và rồi mình sẽ đi về đâu sau khi chết?
Quý vị sẽ hỏi: “Tại sao lại có chuyện sống chết?”
Vì quý vị hoàn toàn không hiểu.
Do vì không nhận ra chơn tâm thường trụ
Chơn tâm thường trụ ấy vốn không lay động, không sinh không diệt, không dơ không sạch, chẳng thể thêm vào hoặc vơi bớt đi. Vì “tâm” này không lay động nên được gọi là “thường trụ.” Vì chẳng có gì làm cho tâm ấy lớn thêm hoặc nhỏ bớt đi nên gọi là “chân.”
Chỉ nhận biết “chân tâm” không thôi, chưa đủ, quý vị còn phải nhận ra:
Thể tánh vốn trong sạch, sáng suốt của chơn tâm thường trụ đó. Đây chính là tự tánh, là Pháp tánh của quý vị. Tự tánh ấy vốn trong suốt và thanh tịnh, soi khắp cả mười phương. Quý vị đã quên bẵng chơn tâm ấy đi. Giống như viên ngọc minh châu dấu trong chéo áo vậy.
Trong kinh Pháp Hoa kể chuyện một trưởng giả rất giàu, có người con bất hạnh bỏ nhà đi lang thang. Nhưng trước khi người con ra đi, người cha sợ con mình sẽ bị nghèo túng, khi hết sạch tiền bạc sẽ trở thành kẻ sống đầu đường xó chợ, nên người cha bí mật khâu một viên ngọc như ý vào trong chéo áo của người con. Sau thời gian sống lang thang, như dự đoán của người cha, người con hết sạch tiền bạc, thành một kẻ đói rách lang thang. Nhưng người con không hề biết mình có được một viên ngọc minh châu vô giá nằm trong chéo áo. Thế nên anh ta không thể nào sử dụng của quý báu ấy vào lợi ích cho cuộc đời mình. Bản tánh trong sạch sáng suốt, thường trụ, không dao động, chân thật của chân tâm cũng giống như viên ngọc quý giá ấy vậy. Do vì không biết về nó nên quý vị không thể sử dụng nó vào việc lợi lạc được.
Mà nhận lấy các vọng tưởng.
Quý vị đã sử dụng tâm ý thức để sống, đó là đối tượng của sinh diệt.
Các vọng tưởng này vốn chẳng chơn thật.
Nhưng các vọng tưởng này lại điều khiển quý vị khiến cho quý vị mê muội. Nó sai sử quý vị chạy loanh quanh rồi dìm quý vị xuống vũng bùn. Do vì sự hành xử của quý vị đã lấy vọng tưởng làm cội gốc.
Thế nên bị luân chuyển trong vòng luân hồi bất tận. Nhưng nếu một khi vọng tưởng ấy bị loại trừ, được chuyển hóa hết sạch trong tâm thì quý vị sẽ nhận ra ngay chân tâm của mình. Khi ấy sinh tử cũng chấm dứt luôn.
Kinh văn:
汝今欲研無上菩提真發明性。應當直心詶我所問。十方如來同一道故, 出離生死皆以直心。心言直故,如是乃至終始,地位中間,永無諸委曲相。
1.                 Nhữ kim dục nghiên vô thượng bồ-đề chân phát minh tính. Ưng đương trực tâm thù ngã sở vấn. Thập phương Như Lai đồng nhất đạo cố, xuất li sanh tử giai dĩ trực tâm. Tâm ngôn trực cố, như thị nãi chí chung thủy, địa vị trung gian, vĩnh vô chư ủy khúc tướng.
Việt dịch:
Nay ông muốn thấu rõ quả vị vô thượng bồ-đề và phát minh chân tánh, ông phải dùng trực tâm đáp ngay lời Như Lai hỏi. Mười phương Như Lai ra khỏi sinh tử, đều nhờ trực tâm. Do tâm và lời nói đều ngay thẳng như thế, cho đến khoảng thời gian trước, sau, và thời kỳ trung gian tuyệt nhiên không có lời nói cong vạy.
Giảng :
Kinh Duy-ma-cật nói: “Trực tâm là đạo tràng,” nên Đức Phật dạy A-nan rằng:
Nay ông muốn thấu rõ quả vị vô thượng bồ-đề và phát minh chơn tánh, ông phải trực tâm đáp ngay lời tôi hỏi. Đức Phật muốn nói: “Đừng suy nghĩ, đừng dùng vọng tưởng mà cố gắng tìm ra lời giải đáp đúng đắn. Đừng vật lộn với nó như thể ông đang đánh nhau với tôi và ông phải tìm thủ đoạn nào đó để đánh bại tôi, như thể là trong nghệ thuật quân sự, người ta phải quyết định tính toán phương thức phản công như thế nào để thắng.”
Đức Phật e ngại rằng nếu A-nan cố tìm cách trả lời quanh co, thì sẽ khó đạt được chân lý.
Tại sao trực tâm là đạo tràng?
Ngay trước khi quý vị khởi dậy một niệm tưởng, đó gọi là chân tâm, đó là trực tâm, là đạo tâm, tức đệ nhất nghĩa đế. Đó còn gọi là “đệ nhất niệm,” là sự thật tối sơ ngay trước khi lời nói phát ra. Ngay khi quý vị khởi niệm suy nghĩ mình nên nói điều gì thì ngay đó đã khởi dậy vọng tưởng, không còn bóng dáng của chân tâm nữa. Đó là tâm ý thức, đã hoàn toàn rơi vào “đệ nhị niệm” rồi. Thay vì trả lời tức khắc, dùng trực tâm để biểu hiện điều mình muốn nói thì quý vị suy tính: “A! Ta không nên trả lời như thế kia. Nếu ta nói như thế, ta bị cho là sai. Ta nên nói như thế này đúng hơn.” Rồi quý vị lại suy nghĩ và lại thay đổi ý định lần nữa.
Tại sao khi quý vị nói phải nên dùng “đệ nhất niệm.” Vì mười phương Như Lai ra khỏi sinh tử đều nhờ trực tâm.
Có một bài thơ mô tả về chữ tâm :
“Tam điểm như tinh tượng
Hoành câu tợ nguyệt tà
Phi mao cập đới giác
Tố giác giả do tha.


Tạm dịch :
Ba điểm như vì sao sáng
Nét cong như mảnh trăng non
Từ loài mang lông đội sừng
Cho đến bậc giác ngộ cũng đều do tâm kia mà thành tựu.
Mười pháp giới đều không vượt ra ngoài một niệm lưu xuất từ tâm kia mà có được. Tâm niệm ấy không những khiến cho quý vị rơi vào cõi giới súc sinh mà cũng khiến cho quý vị tu tập thành Phật. Không những chỉ có Đức Phật được thành tựu từ “tâm” này mà cả các loài quỷ thần cũng được tạo nên từ tâm; cho đến chư thiên, các vị a-la-hán và bồ-tát cũng thế. Chẳng hạn như bây giờ quý vị đang tham cứu Phật pháp, đang học kinh Thủ-lăng-nghiêm mà chẳng hề sợ hãi bất kỳ điều gì khó khăn xảy đến. Đó là vì quý vị liên tục gieo trồng hạt giống tâm niệm vào mảnh đất tâm kiên cố từ vô lượng đời trước. Một hạt giống bồ-đề đã bén rễ nên bây giờ quý vị được học Phật pháp. Dĩ nhiên đây chỉ là một niệm từ chân tâm đã được trợ duyên nhờ huân tập và thường xuyên suy nghĩ về nó.
“Ta có nên theo học Phật pháp hay không?”
Quý vị suy nghĩ đề tài này lui tới mãi cho đến cuối cùng quý vị có quyết định dứt khoát.
Do tâm và lời nói đều ngay thẳng như thế.
“Như thế,” tiếng Hán là như thị 如是, nó có liên quan đặc biệt với “trực tâm,” nó không có nghĩa như cụm từ xuất hiện ở đầu kinh văn này.
Cho đến khoảng thời gian đầu, thời gian cuối và cả thời kỳ trung gian.
“Thời gian cuối” có nghĩa là sự giác ngộ nhiệm mầu, chứng được quả vị Phật.
“Thời gian đầu” có nghĩa là càn huệ địa, đứng đầu trong Thập tín, những quả vị này sẽ được bàn kỹ trong phần kinh văn sau.
“Thời kỳ trung gian” là thời gian tu tập dài lâu giữa đoạn càn huệ địa đến khi chứng được quả vị Phật, trải qua các quả vị bồ-tát cho đến Đẳng giác và Diệu giác. Qua suốt thời gian đó, chư Phật trong quá khứ đều tuyệt nhiên không nói lời cong vạy.
Các Đức Phật đều chỉ vận dụng trực tâm, vì thế nên các Ngài đều thành Phật.
A-nan sẽ không vận dụng được trực tâm để trả lời câu hỏi của Đức Phật, lại trả lời quanh co khiến ông không thể đạt được chân lý. Thế nên Đức Phật trước hết muốn giải thích rõ ràng, đã khuyên A-nan nên trả lời thẳng mà không nên trả lời lộn lạo.
Đức Phật bảo: “Nay Như Lai sẽ giảng bày yếu chỉ pháp môn tu tập cho ông nghe; Như Lai sẽ giảng giải cách phát minh chơn tánh, giáo lý ban đầu liên quan đến việc tu chứng quả vị Phật, thế nên ông không nên quá thờ ơ hoặc tìm những lời quanh co tránh né khi trả lời câu hỏi của Như Lai. Ông nên dùng trực tâm mà trả lời.
Kinh văn:
阿難,我今問汝:當汝發心,緣於如來三十二相。將何所見誰為愛樂?
A-nan ngã kim vấn nhữ. Ðương nhữ phát tâm, duyên ư Như Lai tam thập nhị tướng. Tương hà sở kiến thùy vị ái nhạo?
Việt dịch:
 A-nan, nay tôi hỏi ông: “Ngay khi ông vừa mới phát tâm là do ông thích ba mươi hai tướng tốt của Như Lai. Vậy ông lấy gì để thấy và ông ưa thích cái gì?
Giảng:
Một lần nữa Đức Phật lại hỏi A-nan:
A-nan, nay tôi hỏi ông: ngay khi vừa mới phát tâm. Khi quyết định xuất gia tu đạo, khi A-nan dùng tâm thức suy nghĩ về hình tướng của Như Lai là do ông thích ba mươi hai tướng tốt của Như Lai. A-nan bị bất ngờ gặp phải câu hỏi này. Đây là ý nghĩa của sự ưa thích ba mươi hai tướng tốt. Thế nên Đức Phật hỏi: Ông lấy gì để thấy và ông ưa thích cái gì?
Kinh văn:
阿難白佛言: 尊如是愛樂用我心目。由目觀見如來勝相心生愛樂,故我發心願捨生死。
A-nan bạch Phật ngôn: Thế tôn! Như thị ái nhạo dụng ngã tâm mục. Do mục quán kiến Như Lai thắng tướng tâm sanh ái nhạo, cố ngã phát tâm nguyện xả sanh tử.
Việt dịch:
 A-nan bạch Phật: “Bạch Thế tôn! Sự yêu thích như thế là do tâm và mắt của con. Do mắt thấy tướng thù thắng của Như Lai nên tâm ưa thích và phát tâm nguyện xả bỏ sinh tử.”
Giảng:
A-nan bạch Phật: “Bạch Thế tôn! Sự yêu thích như thế là do tâm và mắt của con.”
Hầu hết mọi người sẽ cho rằng A-nan trả lời rất đúng, A-nan đã dùng mắt và tâm để thấy Đức Phật. Nhưng theo kinh văn, quý vị sẽ thấy câu trả lời này hoàn toàn sai lầm.
Do mắt thấy tướng thù thắng của Như Lai nên tâm ưa thích.
Con dùng mắt để nhìn ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của Như Lai nên tâm con phát sinh lòng ưa thích. Con yêu thích cái gì ở thân tướng Như Lai? Con thấy những tướng thù thắng và trang nghiêm tinh khiết nơi thân Như Lai; thân đó chắc chắn chẳng phải được sinh ra từ ái dục.
Và phát tâm xả bỏ sinh tử.
Con muốn theo Phật xuất gia tu đạo, lý do con xuất gia là như thế.
Đó là nội dung câu trả lời của A-nan trước Đức Phật.
Kinh văn:
佛告阿難: 汝所,真所愛樂因于心目,若不識知心所在, 則不能得降伏塵勞.
Phật cáo A-nan: “Như nhữ sở thuyết, chân sở ái nhạo nhân vu tâm mục, nhược bất thức tri tâm mục sở tại, tắc bất năng đắc hàng phục trần lao.
Việt dịch:
 Đức Phật bảo A-nan: “Như ông nói, thật chỗ yêu thích là do tâm và mắt, nếu ông không biết tâm và mắt ở đâu thì không thể nào hàng phục được trần lao.”
Giảng:
A-nan thưa với Đức Phật rằng lý do khiến A-nan quyết định xuất gia là vì A-nan thấy những tướng tốt thù thắng của Đức Phật nên tâm khởi niệm yêu thích.
Đức Phật bảo A-nan: “Như ông nói, thật chỗ yêu thích là do tâm và mắt.
Tuy vậy, quý vị có biết tâm mình ở đâu không? Quý vị có biết mắt mình có khả năng thấy được hay không? Quý vị có biết mắt ở nơi nào không?
Quý vị phản đối: “Những câu hỏi ấy hoàn toàn là vô lý, mắt ở trên mặt và tâm thì ở trong thân. ai mà chẳng biết điều đó!”
Nhưng đó không phải là chân tâm của quý vị, cũng chẳng phải là cái thấy chân thật của quý vị. Ẩn đằng sau câu hỏi của Đức Phật là tri kiến Như Lai.
Nếu ông không biết tâm và mắt ở đâu thì không thể nào hàng phục được trần lao.
“Trần” có nghĩa là dơ bẩn, “lao” có nghĩa là nhiễu loạn, xáo trộn. Sự dơ bẩn, ô uế, làm nhiễu loạn tâm quý vị, nó quấy rối tự tánh của quý vị. Thế nên quý vị không thể nào chuyển hóa vọng tưởng thành chân tâm được. Nó giống như khi hai đạo quân giao chiến với nhau, sẽ có một bên thắng trận. Quý vị sẽ chiến thắng nếu quý vị hàng phục được trần lao, nghĩa là khi quý vị cắt đứt được vòng sinh tử.
Kinh văn:
譬如國王為賊所侵,發兵討除,是兵要當知賊所在。
Thí như quốc vương vi tặc sở xâm, phát binh thảo trừ, thị binh yếu đương tri tặc sở tại.
Việt dịch:
 Ví như quốc vưưng, khi có giặc đến xâm chiếm nước mình, muốn phát binh đi trừ dẹp, thì cần phải biết giặc ở nơi đâu.
Giảng:
Đức Phật trình bày một ví dụ: Ví như quốc vương khi có giặc đến xâm chiếm nước mình. Giặc muốn xâm chiếm lãnh thổ, vua muốn phát binh đi trừ dẹp. Chế ngự chúng và đuổi chúng ra khỏi nước mình, nhưng quân đội do vua phái đi cần phải biết giặc ở nơi đâu.
Cũng như vậy, lý do khiến quý vị không chấm dứt được sinh tử từ vô lượng kiếp là vì quý vị không biết tâm và mắt ở đâu.
Kinh văn:
2.           使汝流轉心目為咎。吾今問汝唯心與目今何所在 ?
3.                 Sử nhữ lưu chuyển tâm mục vi cữu. Ngô kim vấn nhữ duy tâm dữ mục kim hà sở tại?
Việt dịch:
 Lỗi lầm là ở tâm và mắt khiến ông bị lưu chuyển. Nay tôi hỏi ông, riêng tâm và mắt nay ở chỗ nào?
Giảng:
Đức Phật càng nói càng thấy đạo lý trong ấy thật đơn giản: “Như Lai sẽ nói rõ hơn cho các ông biết rằng lỗi lầm là ở tâm và mắt khiến ông bị lưu chuyển. Tại sao các ông phải chịu sinh tử? Nguyên nhân nào khiến quý vị bị luân chuyển trong sinh tử, triển chuyển luân hồi vô cùng tận trong vòng lục đạo? Tâm và mắt quý vị phải chịu trách nhiệm. Tâm và mắt đã phạm sai lầm khi làm cho quý vị phải trải qua sinh tử và làm cho quý vị không thể nào đạt được sự tự do. Do chính nó là thủ phạm.
Nay tôi hỏi ông, riêng tâm và mắt nay ở chỗ nào?
“Nói nhanh lên!” Đức Phật khuyến khích A-nan.
Kinh văn:
阿難白佛言:世尊,一切世間十種異生,同將識心居在身內。縱觀如來青蓮花眼,亦在.
A-nan bạch Phật ngôn: Thế tôn! Nhất thiết thế gian thập chủng dị sanh, đồng tương thức tâm cư tại thân nội. Túng quán Như lai thanh liên hoa nhãn diệc tại Phật diện.
Việt dịch:
A-nan bạch Phật : “Bạch Đức Thế tôn, tất cả mười loài dị sinh ở trong thế gian đồng cho rằng tâm ở trong thân. Con thấy dù con mắt sen xanh của Như Lai, cũng nằm ở trên mặt.”
Giảng:
Trong phần này của kinh văn, A-nan đã không trả lời với trực tâm. A-nan đang trả lời quanh co. Khi A-nan được Đức Phật hỏi: “Tâm ông ở đâu, mắt ông ở đâu.” A-nan ngơ ngác và không biết phải trả lời ra sao cho đúng. A-nan liền nắm lấy tình huống và nói: Bạch Đức Thế Tôn… Tôi tin rằng lúc ấy A-nan nói rất nhỏ. Tại sao? Vì A-nan không tự tin nơi mình, A-nan không biết mình sẽ nói đúng hay sai, A-nan chỉ đoán mò dựa trên hiểu biết của mình. A-nan còn do dự nói ngập ngừng chứ không dám nói mạnh.
A-nan đưa ra: Tất cả mười loài dị sanh ở trong thế gian. Những điều này sẽ được giảng kỹ ở phần kinh văn sau nên tôi sẽ không nói ở đây. Các loài chúng sinh bao gồm: thai sanh, noãn sanh, thấp sanh và hóa sanh,[1] loài có tưởng, loài không có tưởng… tất cả đều có ghi rõ trong Kinh Kim Cương. Căn bản là như vậy, có tất cả mười hai loại chúng sinh, nhưng ở đây loại chúng sinh không có sắc tướng (vô sắc) và loại không có tưởng (vô tưởng) không được đề cập đến.
Thế nên A-nan nói nhỏ nhẹ: “tất cả mười loài dị sinh ở trong thế gian đồng cho rằng tâm ở trong thân.
Tâm ở đây là “thức tâm”, là tâm phải chịu sinh diệt, là tâm phân biệt, tâm suy lường. A-nan chẳng chú trọng đến mình, chỉ đề cập đến mười loại chúng sinh, A-nan không nói đến mình vì sợ rằng mình có chút nào sai khác với các loài chúng sinh ấy. Nên A-nan nói: “Tất cả chúng sinh trong mười phương cũng đều như thế cả, không phải chỉ riêng mình con là A-nan , cũng giống như vậy thôi.”
Giọng nói của A-nan hơi hạ thấp xuống một tí, hàm ý rằng: “Rốt cục, tất cả mọi người đều biết rằng tâm ở bên trong…”
Con thấy dù con mắt sen xanh của Như Lai cũng nằm ở trên mặt.
A-nan nói: “khi con cúi về phía trước chăm chú nhìn vào đôi mắt của Như Lai trong sáng và lớn như hoa sen, nó cũng ở trên mặt của Đức Phật.” Sự ghi nhận của A-nan ám chỉ một cách vi tế: “thật là đơn giản, mắt của Như Lai cũng ở trên mặt Như Lai đó thôi, tại sao Như Lai còn hỏi con” Nhưng A-nan thực sự không dám quả quyết nói ra lời nói ấy.
Kinh văn:
4.           我今觀此浮根四塵,秖在我面。如是識心實居身.
Ngã kim quán thử phù căn tứ trần, chỉ tại ngã diện. Như thị thức tâm thật cư thân nội.
Việt dịch:
 Nay con quan sát các căn thô phù của tứ trần này, chỉ ở trên mặt con. Và cũng quán sát như vậy, thức tâm thực là ở trong thân con.
Giảng:
A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, con mắt sen xanh của Thế tôn là ở trên mặt của Ngài. Nay con quán sát các căn thô phù của tứ trần này đều ở trên mặt của con.
Các “phù căn” là mắt, tai, mũi, lưỡi đều ở trên mặt. Còn tứ trần là: sắc, hương, vị, xúc. Nó rất rõ rệt và dễ nhận ra.
Và cũng quán sát như thế, thức tâm thực là ở trong thân con.
Khi con suy nghĩ về điều ấy sâu hơn, tâm thức phân biệt của con có thể nhận biết sự thoải mái hay bực bội, tốt hay xấu. Thực sự thức tâm ấy là ở trong thân con.”
Đó là cách A-nan trả lời câu hỏi của Đức Phật.
Kinh văn:
佛告阿難:汝今現坐如來講堂。觀祇陀林今何所在?
世尊,此大重閣清淨講堂在給孤園。今祇陀林實在堂外。
Phật cáo A-nan: “Nhữ kim hiện tọa Như lai giảng đường, quán Kì-đà lâm kim hà sở tại?”
Thế tôn thử đại trùng các thanh tịnh giảng đường, tại Cấp Cô viên. Kim Kì-đà lâm, thực tại đường ngoại.
Việt dịch:
 Đức Phật bảo A-nan: “Nay ông hiện đang ngồi trong giảng đường cùng Như Lai, ông xem thấy vườn cây Kỳ-đà đang ở chỗ nào?”
Bạch Thế tôn, giảng đường thanh tịnh nhiều tầng rộng lớn này là ở trong vườn ông Cấp Cô Độc. Còn rừng Kỳ-đà, đúng là ở bên ngoài giảng đường.
Giảng:
Vừa nghe A-nan trả lời rằng tâm ở trong thân còn mắt thì ở trên mặt. Đức Phật không trả lời ngay mà hỏi A-nan câu khác:
Đức Phật bảo A-nan: “Nay ông hiện đang ngồi trong giảng đường cùng Như Lai. Ông xem thấy vườn cây Kỳ-đà đang ở chỗ nào?
Ngay khi ông nhìn thấy rừng của “Kỳ-đà–Hoàng tử chiến thắng.” Khu rừng ấy ở nơi nào? Đức Phật không có một chỉ định rõ ràng tâm thức ở trong hay ở ngoài thân, chỉ đưa ra câu hỏi khác để ngăn chặn vọng tưởng của A-nan.
A-nan trả lời Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, giảng đường thanh tịnh, nhiều tầng, rộng lớn này là ở trong vườn ông Cấp Cô Độc.
Giảng đường rộng lớn, thanh tịnh của Đức Phật là ở trong vườn của ông Cấp Cô Độc.
Còn rừng Kỳ-đà thực là ở ngoài giảng đường.
Giảng đường nơi chúng con đang ngồi là ở trong vườn. Còn rừng Kỳ-đà thực là ở bên ngoài giảng đường.
Rồi Đức Phật bảo A-nan:
Kinh văn:
阿難,汝今堂中,先何所見? 世尊,我在堂中,先見如來,次觀大眾。如是外望,方矚林園。
A-nan, nhữ kim đường trung, tiên hà sở kiến? Thế tôn, ngã tại đường trung, tiên kiến Như lai thứ quán đại chúng. Như thị ngoại vọng, phương chúc lâm viên.
Việt dịch:
 A-nan, nay đang ngồi trong giảng đường, trước hết ông thấy gì?
Bạch Thế tôn, con nay trong giảng đường, trước hết thấy Như Lai, rồi thấy đại chúng. Như thế nhìn ra ngoài, con thấy được rừng cây.
Giảng:
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nghe A-nan nói rằng các phù căn: mắt, tai, mũi, lưỡi và tứ trần: sắc, thanh, hương, vị là bên ngoài thân (trên thân). Trong khi thức tâm thì A-nan bảo rằng ở trong thân. Rồi Đức Phật lại hỏi vườn Kỳ-đà ở đâu. Nay Đức Phật lại hỏi: “A-nan , nay ông đang ngồi trong giảng đường, trước hết ông thấy gì?”
A-nan vốn đã cho rằng tâm ở trong thân, thế nên Đức Phật hỏi A-nan thấy gì trước tiên khi ngồi trong giảng đường.
A-nan trả lời: “Bạch Thế Tôn, con nay trong giảng đường, trước hết thấy Như Lai.
Người đầu tiên con thấy được trong giảng đường là Như Lai, rồi thấy đại chúng, sau đó, con thấy các Đại bồ-tát, Đại a-la-hán, các vị Thanh văn.
Khi nhìn ra ngoài con thấy được rừng cây. Con thấy được rừng cây Kỳ-đà và vườn của ông Cấp Cô Độc.
Kinh văn:
阿難,汝矚林園,因何有見?
,此大講堂戶牖開豁,故我在堂得遠瞻
5.                 A-nan, nhữ chúc lâm viên, nhân hà hữu kiến?
6.                 -Thế tôn, thử đại giảng đường hộ dũ khai hoát, cố ngã tại đường đắc viễn chiêm kiến.
Việt dịch:
A-nan, khi ông thấy rừng cây là nhờ vào đâu mà thấy được?
Bạch Thế tôn, do các cửa của giảng đường này mở rộng, nên con ở trong giảng đường thấy suốt ra ngoài xa.
Giảng:
Đức Phật tiếp tục hỏi: A-nan khi ông thấy rừng cây là nhờ vào đâu mà thấy được?
Bằng cách nào mà ông thấy được rừng cây? Nhờ vào cái gì mà ông có thể thấy được nó? Quý vị sẽ có nhận xét: Dường như Đức Phật càng về sau càng ít giảng nói đạo lý hơn. Nhưng thực ra trong lời nói của Đức Phật có ý nghĩa rất sâu xa. Khi chúng ta tham cứu thật sâu sắc, ta sẽ nhận ra đạo lý ấy.
A-nan trả lời:
– Bạch Thế Tôn, do các cửa của giảng đường này mở rộng, nên con ở trong giảng đường thấy suốt ra ngoài xa.
Từ bên trong giảng đường, con có thể nhìn thấy được rừng cây của Kỳ-đà và vườn của ông Cấp Cô Độc.
Kinh văn:
佛告阿難,如汝所言,身在講堂。戶牖開豁矚林園。亦有眾生在此堂中,不見如來見堂外者。阿難答言世尊在堂。不見如來能見林泉。無有是處。阿難,汝亦如是.
Phật cáo A-nan, như nhữ sở ngôn, thân tại giảng đường, hộ dũ khai hoát, viễn chúc lâm viên. Diệc hữu chúng sanh tại thử đường trung, bất kiến Như Lai kiến đường ngoại giả? A-nan đáp ngôn: Thế tôn, tại đường bất kiến Như Lai, năng kiến lâm tuyền, vô hữu thị xứ. A-nan, nhữ diệc như thị.
Việt dịch:
 Đức Phật bảo A-nan: “Như ông vừa nói, ở trong giảng đường, do cửa mở rộng, nên có thể nhìn ra thấy được vườn rừng. Liệu có người ở trong giảng đường không thấy Như Lai, mà thấ́y được vật bên ngoài không?
A-nan thưa: “Bạch Thế tôn, ở trong giảng đường, không thấy Như Lai, mà thấy được rừng suối là điều không thể có.”
­– Này A-nan, ông cũng như vậy.
Giảng:
Đoạn kinh này Đức Phật muốn hỏi vặn lại A-nan.
Đức Phật bảo A-nan: “Như ông vừa nói, ở trong giảng đường, do cửa mở rộng, nên có thể nhìn ra thấy được vườn rừng.”
Ông trả lời hoàn toàn đúng. Ông đang ở trong giảng đường và ông có thể nhìn thấy được rừng Kỳ-đà và vườn ông Cấp Cô Độc.
Liệu có người ở trong giảng đường không thấy Như Lai mà thấy được vật bên ngoài không?
Liệu có người nào không thấy được Như Lai mà thấy được vườn rừng bên ngoài giảng đường chăng? Điều ấy có thể được không?” Đức Phật hỏi A-nan như vậy.
A-nan thưa: “Bạch đức Thế tôn, ở trong giảng đường, chẳng thấy Như Lai, mà thấy được rừng suối là điều không thể có.”
“Nếu có người ở trong giảng đường,” A-nan đáp: “Người ấy chắc chắn sẽ thấy Như Lai, không có lý gì người ấy thấy được cảnh vật bên ngoài giảng đường mà không thấy được Đức Phật ở trong giảng đường.” A-nan trả lời rất quả quyết.
Đức Phật đáp: Này A-nan, ông cũng như vậy.
A-nan nói rằng không thể có được chuyện một người ngồi trong giảng đường mà không thấy Như Lai trong đó, Đức Phật tiếp tục bảo với A-nan rằng, A-nan cũng giống như người ở trong giảng đường mà không thấy được Như Lai, chỉ thấy những cảnh tượng bên ngoài giảng đường.
Kinh văn:
汝之心靈一切明了。若汝現前所明了心實在身內。爾先合了知內身。頗有眾生先見身中後觀?
Nhữ chi tâm linh nhất thiết minh liễu. Nhược nhữ hiện tiền sở minh liễu tâm thực tại thân nội, nhĩ thời tiên hợp liễu tri nội thân. Phả hữu chúng sanh tiên kiến thân trung hậu quán ngoại vật?
Việt dịch:
 m linh của ông thông suốt rõ ràng tất cả mọi vật. Nếu tâm hiện tiền thông suốt rõ ràng ấy thật là ở trong thân ông, thì trước hết nó phải biết được những gì trong thân ông. Liệu có nơi nào thấy được trong thân trước rồi sau mới thấy cảnh vật bên ngoài chăng?
Giảng:
“Tâm linh” có nghĩa tâm là vật tối linh trong tất cả vạn vật và tâm có cái dụng là hiểu biết rõ ràng, rộng khắp mọi vật. Thế mà tâm linh của ông thông suốt rõ ràng tất cả mọi vật thì đó chỉ là cái biết của thức tâm.
Nếu tâm hiện tiền thông suốt rõ ràng ấy thực là ở trong thân ông, thì trước hết nó phải biết được những gì ở trong thân ông.
Đức Phật đồng ý rằng nếu tâm của A-nan thực ở trong thân, như A-nan nói thì A-nan trước tiên phải biết tất cả những thứ trong thân mình ra sao, cũng giống như người ở trong giảng đường có thể thấy được những gì đang ở trong đó. Nhưng liệu có người nào thấy được trong thân trước rồi sau mới quan sát được cảnh vật bên ngoài chăng?
Đức Phật hỏi A-nan như vậy. Đức Phật biết rằng A-nan chưa hiểu được, A-nan vẫn hoàn toàn chưa biết được bản thể chơn tâm ra sao. A-nan vẫn khéo léo vận dụng vọng tưởng, tức thức tâm của mình để trả lời. Thế nên Đức Phật tiếp tục giảng giải.
Kinh văn:
7.                       縱不能見心肝脾胃,爪生髮長,筋轉脤搖。誠合明了,如何不知。必不內知,云何知外?
8.                 Túng bất năng kiến tâm can tỳ vị, trảo sanh phát trưởng, cân chuyển thân dao, thành hợp minh liễu, như hà bất tri? Tất bất nội tri, vân hà tri ngoại?
Việt dịch:
 Dù chẳ̉ng thấy tim, gan, tỳ, vị… nhưng móng tay mọc ra, tóc dài, gân chuyển, mạch đập, lẽ ra phải biết rõ. Tại sao chẳng biết? Nếu đã không biết chuyện bên trong thân, làm sao biết vật ngoài thân?
Giảng:
Đức Phật bảo A-nan: “Ông nói tâm ông ở trong thân và khả năng thấy thì ở nơi mắt ông, nhưng nếu tâm ông với tính biết, nằm ở trong thân thì lẽ ra ông biết tim, gan, tỳ, vị… ra sao. Dù chẳng thấy tim, gan, tỳ, vị… lẽ ra ông phải biết những hiện tượng xảy ra bên ngoài như móng tay mọc ra, tóc dài, gân chuyển, mạch đập. Lẽ ra ông phải biết rõ mỗi giây nó mọc được bao nhiêu phần của inch.[2] Thực vậy ông phải biết tất cả về chúng.
Nếu đã không biết những chuyện xảy ra ở bên trong thân, làm sao biết vật ngoài thân?
Tâm ở bên trong mà ông không hay biết những thứ đang diễn ra bên trong. Thế tại sao ông không biết những gì đang xảy ra ở bên trong.
Kinh văn:
故應知,汝言覺了能知之心,住在身,是處。
Thị cố ưng tri, nhữ ngôn giác liễu năng tri chi tâm, trú tại thân nội, vô hữu thị xứ.
Việt dịch:
 Thế nên phải biết, ông nói tâm hiểu biết này ở bên trong thân, là không hợp lý.
Giảng:
Đức Phật bảo A-nan, “Lý lẽ của ông không đứng vững.” Vì ông không biết được những gì ở bên trong ông. Thế nên phải biết, ông nói tâm hay hiểu biết này ở bên trong thân, là không hợp lý.
Sau khi dùng những ví dụ và lý lẽ khác nhau. Đức Phật nói thẳng với A-nan thật là sai lầm khi cho cái tâm suy lường hiểu biết ấy là ở trong thân ông.
Kinh văn:
阿難稽首而白佛言: 我聞如來如是法音,悟知我心實居身外。
A-nan khể thủ, nhi bạch Phật ngôn: Ngã văn Như Lai như thị pháp âm, ngộ tri ngã tâm thật cư thân ngoại.
Việt dịch:
A-nan cúi đầu đảnh lễ bạch Phật: “Bạch Đức Thế tôn, con nghe lời khai thị của Như Lai như thế, nên nhận ra tâm con đúng là ở ngoài thân.”
Giảng:
Ý của A-nan cho rằng tâm ở trong thân thì không thể đứng vững. Đức Phật đã xốc cho A-nan bật ra khỏi sự mê dại và phá hủy sự cố chấp của A-nan. Thế nên A-nan vốn rất thông thạo lễ nghi, liền cúi đầu đảnh lễ, nghĩa là gieo năm vóc sát đất đảnh lễ Thế Tôn.
Rồi bạch Phật “Bạch Thế Tôn, con nghe lời khai thị của Như Lai như thế, nên nhận ra tâm con thực ở ngoài thân.”
“Tâm con không ở trong thân con, nó đã chạy ra ngoài, con biết chắc nó ở đâu rồi.” A-nan tuyên bố như vậy. Người ta không thể nào biết chắc chắn tâm của họ chạy ra ngoài lúc nào nhưng bây giờ A-nan bỗng nhiên nói rằng đã biết tâm mình ở nơi nào rồi.
Kinh văn:
所以者何? 譬如燈光然於室中, 是燈必能先照室,從其室門及庭際。一切眾生不見身中,獨見身外。亦如燈光居在室外,不能照室.
Sở dĩ giả hà? Thí như đăng quang nhiên ư thất trung, thị đăng tất năng tiên chiếu thất nội, tòng kì thất môn hậu cập đình tế. Nhất thiết chúng sanh bất kiến thân trung, độc kiến thân ngoại. Diệc như đăng quang cư tại thất ngoại bất năng chiếu thất.
Việt dịch:
 Tại sao? Ví như có ngọn đèn sáng ở trong nhà, trước tiên chắc chắn phải soi chiếu trong nhà, rồi theo cửa mở, mới chiếu ra ngoài sân. Tất cả chúng sinh sở dĩ không thấy trong thân, mà chỉ thấy ngoài thân. Cũng giống như ngọn đèn sáng để ngoài nhà, nên không thể soi chiếu trong phòng được.
Giảng:
Tại sao? “Tại sao con nói tâm con đã chạy ra ngoài?.” Ví như có ngọn đèn sáng ở trong nhà, trước tiên chắc chắn phải soi chiếu trong nhà, rồi theo cửa mở, mới chiếu ra ngoài sân.
A-nan lý luận: “Nếu tâm con ở trong thân, chắc hẳn nó sẽ thấy những gì đang diễn ra bên trong thân con, cũng vậy ngọn đèn ở trong phòng chắc chắn sẽ chiếu sáng căn phòng."
Tất cả các chúng sinh sở dĩ không thấy trong thân, mà chỉ thấy ngoài thân, cũng giống như ngọn đèn sáng để ngoài nhà, nên không thể soi chiếu trong phòng được.
Đức Phật chỉ rõ ràng người ta không thể thấy được tim, gan, tỳ, vị…; thế nên A-nan kết luận rằng tâm ở bên ngoài cũng giống như ngọn đèn để ở ngoài nhà. Đèn ở phía ngoài nhà nên không thể chiếu sáng được đồ vật ở trong phòng.


Kinh văn :
9.                 是義必明將無所,同佛了義.得無妄耶?
10.             Thị nghĩa tất minh tương vô sở hoặc, đồng Phật liễu nghĩa. Đắc vô vọng da?
Việt dịch:
 Nghĩa này chắc đã rõ ràng, không có gì nghi ngờ và hoàn toàn đúng với nghĩa rốt ráo của Đức Phật. Như thế không biết có đúng chăng?
Giảng:
Nghĩa này chắc đã rõ ràng. A-nan xác định “lý lẽ con trình bày chính xác lắm rồi,” không có gì nghi ngờ. A-nan tiến sâu vào sự phán đoán hoàn toàn đúng với nghĩa rốt ráo của Đức Phật. “Ý của con trùng hợp với nghĩa rốt ráo của Đức Phật. Con chẳng suy nghĩ sai lầm chút nào. Đó chẳng phải là ý kiến của con hay sao? Con tin là Đức Phật sẽ tán thành.
Như thế không biết có đúng chăng?
Thực ra, A-nan vẫn chưa xác quyết: “Con tin chắc rằng lý lẽ này không sai.”
Kinh văn:
11.          佛告阿難,是諸比丘適來從我,室羅筏城循乞摶食歸祇陀林。我已宿齋。汝觀比丘一人食時諸人飽不?
12.             阿難答言不也世尊。何以故。是諸比丘。雖阿羅漢軀命不同.云何一人能令眾飽?
13.             Phật cáo A-nan, thị chư tỉ-khưu thích lai tòng ngã, Thất-la-phiệt thành tuần khất đoàn thực, quy kì-đà lâm. Ngã dĩ túc trai, nhữ quán tỉ-khưu, nhất nhân thực thời chư nhân bão phủ?
14.             A nan đáp ngôn: Phất dã, Thế tôn! Hà dĩ cố? Thị chư tỉ-khưu, tuy a-la-hán, xu mạng bất đồng. Vân hà nhất nhơn, năng linh chúng bão?
Việt dịch:
Đức Phật bảo A-nan: “Các vị tỷ-khưu vừa rồi cùng Như Lai tuần tự khất thực trong thành Thất-la-phiệt, nay đã trở về rừng Kỳ-đà. Như Lai đã thọ trai xong, nay hỏi các tỷ-khưu, khi một người ăn, các người khác có no không?”
A-nan thưa: “Bạch Thế tôn, không thể. Tại sao? Các vị tỷ-khưu này tuy đã chứng quả a-la-hán, nhưng thân mạng không đồng. Làm sao một người ăn mà tất cả đều no được?
Giảng:
A-nan chắc chắn rằng Đức Phật sẽ tán thành với quan điểm tâm ở ngoài thân. ai cũng tin chắc Đức Phật sẽ không phê phán quan điểm này.
Đức Phật bảo A-nan: “Các vị tỷ-khưu vừa rồi cùng Như Lai tuần tự khất thực trong thành Thất-la-phiệt, nay đã trở về rừng Kỳ-đà.
Các vị tỷ-khưu theo thứ tự khất thực từng nhà, rồi trở về nghỉ ở vườn cây do Thái tử Kỳ-đà cúng dường. Ở Ấn Độ người dân ăn bằng cách vo tròn từng miếng thực phẩm bằng tay rồi ăn (gọi là đoàn thực), đó cũng là cách mà Đức Phật và các vị tỷ-khưu ăn. Ngày nay ở nước Miến Điện, người ta dùng bình bát, nhưng những người xuất gia vẫn dùng rau và cơm bằng tay phải, không dùng thìa (muỗng) và đũa. Họ nhặt thức ăn bằng tay và vo tròn lại rồi ăn. Đối với họ, ăn lối đó trông rất ngon lành, dù rất ngon nhưng tôi chẳng biết vì tôi chưa ăn thử.
Như Lai đã thọ trai xong, nay hỏi các tỷ-khưu khi một người ăn, các người khác có no không?”
Như Lai đã thọ trai xong rồi, quan sát đại chúng đang ăn: có một vài vị tỷ-khưu thọ trai chưa xong. Bây giờ nếu chỉ có một người ăn thì những người kia có được no không?
Nếu có ai còn nghi ngờ về điều này, ngày mai chúng ta hãy thử xem. Chỉ để một mình tôi dùng cơm thôi còn những vị khác hãy nhìn tôi ăn một lúc rồi xem thử quý vị có no không? Lúc ấy sẽ chứng minh được nghĩa lý trong kinh.
A-nan thưa: “Bạch Thế tôn không thể. Tại sao?
Câu trả lời có ý phủ định. A-nan e ngại Đức Phật không hiểu ý nên A-nan tiếp tục diễn giải: “Tại vì sao mà con nói họ không thể no khi chỉ có một người ăn.”
Các vị tỷ-khưu này tuy đã chứng quả a-la-hán nhưng thân mạng không đồng.
Mặc dù các vị tỷ-khưu ấy đã được khai ngộ, họ đều đã có được thần thông, nhưng thân mạng họ vẫn không giống nhau. Hình dáng, khuôn mặt của họ đều khác nhau. Nếu họ là một thì khi một người ăn tất cả đều no. Nhưng họ chưa phải là một, mỗi người có một thân mạng khác nhau.
Làm sao mà một người ăn mà tất cả đều no được?
Kinh văn :
15.             佛告阿難:若汝覺了知見之心,實在身外,身心相外,自不相干。則心所知身不能;覺在身際,心不能知。
16.             Phật cáo A-nan: Nhược nhữ giác liễu tri kiến chi tâm, thật tại thân ngoại, thân tâm tương ngoại, tự bất tương can. Tắc tâm sở tri, thân bất năng giác; giác tại thân tế, tâm bất năng tri.
Việt dịch:
 Đức Phật bảo A-nan: “Nếu cái tâm thấy nghe hiểu biết của ông thực ở ngoài thân, thì thân tâm tách biệt nhau, tự nó không liên quan với nhau. Vậy điều gì tâm biết thì thân ắt không biết, và những gì thân biết thì tâm không thể biết.”
Giảng:
Đức Phật bảo A-nan “Nếu cái tâm thấy nghe hiểu biết của ông thực ở ngoài thân, thì thân tâm tách biệt nhau, không liên quan với nhau.
Nếu cái tâm hiểu biết, tính toán, phân biệt, ấy mà ở bên ngoài thân thì chẳng có gì liên quan giữa hai thực thể với nhau. Nó phải chia ra hai đường, nó không cùng với nhau một nơi. Thân là thân mà tâm là tâm, thân phải tách rời hoàn toàn với tâm: “Ông không nên để ý đến việc của tôi”–chúng nói với nhau như vậy– “và tôi cũng chẳng thèm để ý gì đến ông.”
Vậy điều gì tâm biết thì ắt thân không biết được và những gì thân biết được thì tâm không thể biết.
Thân sẽ không biết đến tâm hoặc bị ảnh hưởng bởi tâm, còn nếu cái tâm hiểu biết ấy ở trong thân thì tâm sẽ không biết gì về thân cả.
Kinh văn:
我今示汝兜羅綿手,汝眼見時,心分別不? 阿難答言,如是世尊。佛告阿難,若相知者,云何在外?
17.             Ngã kim thị nhữ đâu-la miên thủ, nhữ nhãn kiến thời, tâm phân biệt phủ?
18.             A-nan đáp ngôn, như thị Thế-tôn. Phật cáo A-nan, nhược tương tri giả, vân hà tại ngoại?
Việt dịch:
Nay Như Lai đưa cánh tay đâu-la miên cho ông xem, khi mắt ông thấy, tâm ông có phân biệt chăng?”
A-              nan thưa: Bạch Thế tôn, đúng vậy.
Đức Phật bảo A-nan: Nếu thân tâm cùng biết nhau, thế sao ông nói tâm ở ngoài thân?”
Giảng:
Đâu-la miên là tiếng Pali, Hán dịch là tế hương miên.[3] Cánh tay của Đức Phật có sắc trắng như tuyết, rất mềm và mịn như vải lụa.
Nay tôi sẽ liên hệ đến một chi tiết trong môn nhân tướng học. Nếu quý vị cầm bàn tay của một người nào mà thấy nó mềm mịn như vải lụa thì người đó có một tương lai rất tốt, đầy hứa hẹn, hậu vận sẽ rất sang quý. Tay của những người bình thường rất thô cứng. Chẳng hạn như bàn tay tôi, cứng và thô như tấm gỗ, không mịn mềm như vải lụa. Tuy nhiên chỉ có bàn tay mềm thôi không đủ biểu hiện một tương lai tốt đẹp. Sắc diện mới có khả năng quan trọng biểu lộ vấn đề này. Cái gì là những nét đặc điểm của người anh hùng? Có phải là dáng dấp mạnh mẽ chăng?
Nói chung, bàn tay phụ nữ mềm hơn bàn tay đàn ông rất nhiều. Nếu quý vị chưa tin điều này quý vị có thể để ý xem khi lần tới có dịp bắt tay phụ nữ. Về nam giới tôi đã gặp hai người có bàn tay rất mềm. Vậy mà suốt thời gian tôi gặp họ, không có người nào biểu hiện dấu hiệu họ là bậc vĩ nhân, vì thân tướng của họ không tương xứng. Tôi cũng có một vị đệ tử có bàn tay rất mềm dịu, anh ta không làm việc lao động nặng nhọc, nhưng anh ta cũng rất bình thường. Một người học trò của tôi, cũng là người bà con, có bàn tay rất mềm nhưng trước khi tôi đến nước Mỹ anh ta chẳng làm được điều gì vĩ đại. Tôi chẳng biết anh ta đã thành tựu được trong lãnh vực gì không trong thời đó.
Đức Phật bảo A-nan Nay tôi đưa cánh tay Đâu-la-miên cho ông xem, khi mắt ông thấy, tâm ông có phân biệt không?
Khi mắt ông thấy cánh tay tôi, tâm ông có biết rằng cánh tay tôi là tay Đâu-la-miên ?
A-nan thưa: “Bạch Thế tôn, đúng thế”
Vâng, mắt con thấy và tâm con phân biệt. Tâm con liền phân định ngay điều mình ưa thích. Mắt liền biết: “à, cánh tay Đâu-la-miên của Đức Phật rất đẹp. Đây là ba mươi hai tướng tốt của Như Lai.”
Đức Phật bảo A-nan “Nếu thân tâm cùng biết nhau, thế sao ông nói tâm ở ngoài thân?”
Nếu tâm ông biết được mắt thấy gì, sao ông lại nói tâm ông ở ngoài thân? Nếu nó ở ngoài thân làm sao nó lại nhận biết những gì mắt thấy? Dù vậy hãy chú ý Đức Phật không nói tâm ở bên trong. Nếu tâm đã được xác định rõ ràng như thế rồi thì đó là sai lầm.
Kinh văn:
19.             是故應知,汝言覺了能知之心,住在身外,無有是處
20.             Thị cố ưng tri, nhữ ngôn giác liễu năng tri chi tâm trú tại thân ngoại, vô hữu thị xứ.
Việt dịch:
 Thế nên phải biết, ông nói tâm thấy nghe hiểu biết ở ngoài thân, thật không có lý.
Giảng:
Do vì ý kiến của A-nan cho rằng tâm là ở bên trong thân không dứt khoát, nên A-nan chuyển sang ý định cho rằng tâm ở ngoài thân. Đức Thế tôn đã dùng rất nhiều ví dụ để chỉ dạy cho A-nan , nhưng bất hạnh thay, A-nan chỉ biết dùng tâm ý thức của mình để phân tích Phật pháp, mà tâm ấy là đối tượng của sinh diệt. A-nan chưa nhận ra được thể tánh thanh tịnh sáng suốt của chơn tâm thường trụ. Thế nên Đức Phật phê phán A-nan một lần nữa.
Thế nên phải biết, ông nói tâm thấy nghe hiểu biết ở ngoài thân, thật không có lý.
Đức Phật nói: “Ông sai rồi. Tâm tính toán và tâm hiểu biết ấy không ở bên ngoài thân ông. Ông hiểu không? Ông lầm rồi!”
Kinh văn:
21.             阿難白佛言:世尊,如佛所言,不見內故,不居內。身心相知,不相離故,不在身外。我今思知在一處。
22.             A-nan bạch Phật ngôn: Thế tôn! Như Phật sở ngôn, bất kiến nội cố, bất cư thân nội. Thân tâm tương tri, bất tương ly cố, bất tại thân ngoại. Ngã kim tư duy, đương tại nhất xứ.
Việt dịch:
 A-nan bạch Phật: Bạch Thế tôn, như lời Phật dạy, vì chẳng thấy bên trong, nên tâm con chẳng phải ở trong thân. Vì thân tâm đều biết nhau, mà chẳng rời nhau nên tâm con chẳng phải ở ngoài thân. Nay con suy nghĩ, biết nó ở tại một chỗ.
Giảng:
A-nan suy xét. ‘Nó lại ở đây rồi’ ! Do vì A-nan còn lo ngại rằng mình sẽ sai lầm.
A-nan bạch Phật: “Bạch Thế tôn như lời Phật dạy,”
A-nan nghĩ rằng: “con theo Phật xuất gia đã lâu, con lắng nghe những lời chỉ dạy của Đức Phật, bao gồm những giáo lý mà Đức Phật đã giảng, là những lời khai thị đã được hiển bày.
Vì thân, tâm đều biết nhau mà chẳng rời nhau, nên tâm con chẳng phải ở ngoài thân.
Nay Đức Phật bảo nó chẳng phải ở ngoài.
Nay con suy nghĩ, biết nó ở tại một chỗ.
Ở bên ngoài thì không đúng. Nay con có một suy nghĩ khác. ở bên trong cũng không đúng, vậy thì tâm con chắc hẳn phải có một chỗ riêng biệt.
Kinh văn:
佛言處今何在。阿難言。此了知心。既不知內而能見外。如我思忖潛伏根裏
23.             Phật ngôn: Xứ kim hà tại? A-nan ngôn: Thử liễu tri tâm, ký bất tri nội, nhi năng kiến ngoại, như ngã tư thổn, tiềm phục căn lý.
Việt dịch:
 Đức Phật hỏi: “Nay ở nơi nào?”
A-nan thưa: “Do tâm rõ biết này chẳng biết những gì bên trong, mà lại thấy được những thứ bên ngoài. Như con suy xét, thì nó núp bên trong con mắt.”
Giảng:
Đức Phật hỏi: “Nay tâm ở nơi nào?”
À, ông nói tâm chắc là ở một nơi nào đó. Nơi ấy là gì? Tâm ông ở đâu? Nói nhanh lên!”
Đó là nội dung Đức Phật hỏi A-nan.
A-nan thưa: “Do cái tâm rõ biết này không biết những gì bên trong mà lại thấy được những vật bên ngoài. Như con suy xét thì…
Trước đây, A-nan nói: “Như con suy nghĩ.” A-nan lại nói: “Nay con suy xét.” Đó cũng vẫn là công việc của thức tâm. “Suy nghĩ” hay “suy xét” cả hai đều là cái dụng của tâm ý thức, là đối tượng của sinh diệt. A-nan suy điều gì? tâm nó núp ở trong con mắt
Mắt tức là nhãn căn. Tâm ẩn dấu trong bộ phận này. A-nan nói: Tâm bị ẩn dấu nơi đó, khiến người ta không thể nhìn thấy nó được. Nghĩa của chữ “ẩn núp” là như vậy.
Đức Phật không đáp lại ý này ngay lúc đó. Thực ra ý kinh muốn để cho quý vị rơi vào nơi lơ lững một hồi lâu. Ngày nay, tôi nghe nhiều người cho rằng họ không hiểu được kinh. Quý vị không hiểu thì chẳng phải nói làm gì, mà cần một phải nghe trọn vẹn hết kinh văn, thì mới có thể hiểu được. Nếu quý vị nghe không hết thì làm sao mà hiểu được? Dĩ nhiên là quý vị không thể nào hiểu được. Nếu quý vị đã hiểu kinh rồi, tại sao đây là lần đầu tiên quý vị đến nghe giảng kinh? Quý vị không nên nói: “Tôi không hiểu gì cả, tôi không nghe nữa.” Đó chỉ là vì quý vị không hiểu những điều quý vị đang nghe giảng.
Kinh văn:
24.      猶如有人取 合其兩眼,雖有物合,不留礙。彼根隨見,隨即分別。
25.             Do như hữu nhơn, thủ lưu-ly uyển, hiệp kỳ lưỡng nhãn, tuy hữu vật hiệp, nhi bất lưu ngại. Bỉ căn tùy kiến, tùy tức phân biệt.
26.  Việt dịch:
Ví như có người lấy chén lưu ly úp lên con mắt, tuy có vật phủ lên mà mắt chẳng bị ngăn ngại. Khi mắt thấy được, liền theo đó có sự phân biệt.
 Giảng:
A-nan liền đưa ra cho Đức Phật một ví dụ để biện minh cho luận điểm của mình.
Ví như có người lấy chén lưu ly úp lên con mắt, tuy có vật phủ lên mà mắt chẳng bị ngăn ngại.
Thực ra, chẳng có ai làm như thế, nhưng A-nan phát kiến ra có người đeo kính là sát với nghĩa trong kinh văn hơn. Vào thời Đức Phật, kính đeo mắt bây giờ được gọi là chén lưu ly. Kính tuy đeo vào phía trước mắt, nhưng không ngăn ngại, khiến mắt vẫn có thể thấy được vật. Trong ví dụ của A-nan, tâm được biểu thị bằng mắt. Và mắt, nơi A-nan cho rằng tâm ẩn núp trong đó, được biểu thị bằng kính (chén lưu ly). Tâm ta, theo ý của A-nan, là nằm ẩn sau mắt, nhưng mắt không làm cho tâm bị chướng ngại không thể thấy được.
Khi mắt thấy được, theo đó liền có sự phân biệt.
Đó là ngay khi quý vị thấy, tâm liền biết. Sự phân biệt ấy xảy ra nơi nhãn căn (mắt), nơi mà theo A-nan nói, là tâm ẩn núp trong đó. A-nan nghĩ rằng: “Lần này, lý thuyết mà ta vừa phát hiện ra chắc là phải đúng.”
A-nan vẫn còn nghĩ mình rất là thông minh: “Hãy xem tôi thông minh chưa! Mọi điều Đức Phật gạn hỏi, tôi đều trả lời được." Tại sao A-nan vẫn tiếp tục mắc phải sai lầm? Bởi vì A-nan đã sử dụng thức tâm sinh diệt. Bất kỳ tình huống nào, A-nan luôn luôn dùng cái tưởng để suy xét mọi khía cạnh của sự việc. Sự suy nghĩ của A-nan đã dựa trên sự tưởng tượng phát khởi từ tâm ý thức và A-nan đã tưởng rằng tâm ý thức ấy là chân tâm. A-nan không hề biết rằng chân tâm thì chẳng hiện hữu cũng chẳng không hiện hữu. Chân tâm chính là tự tánh.
A-nan giống như người đã lạc đường, nên càng đi, càng bị lạc xa hơn; càng đi lạc, càng nghĩ là mình đã đi đúng đường. Thế nên bây giờ A-nan lại đưa ra những lý lẽ khác với Đức Phật để biện minh cho ý của mình.
Kinh văn:
27.        然我覺了能知之心,不見內者,為在根故。分明矚外,無障,潛根
28.             Nhiên ngã giác liễu năng tri chi tâm bất kiến nội giã, vị tại căn cố. Phân minh chúc ngoại, vô chướng ngại giả, tiềm căn nội cố.
29.             Việt dịch:
Song cái tâm rõ biết của con chẳng thấy được bên trong, là vì nó ở trong con mắt. Nhưng nó vẫn thấy được vật bên ngoài rõ ràng không bị chướng ngại, là vì tâm núp sau con mắt.
Giảng:
Song cái tâm rõ biết của con chẳng thấy được bên trong là vì nó ở trong con mắt.
Tại sao tôi không thể thấy được bên trong thân tôi? Là vì tâm tôi núp trong con mắt rồi?
Nhưng vẫn thấy được vật bên ngoài rõ ràng không bị chướng ngại, là vì tâm núp sau con mắt.
Tại sao tôi chỉ nhìn thấy bên ngoài chứ không nhìn thấy được bên trong? Là do ở tâm tôi cũng tức là tánh thấy; khả năng để thấy được, đang ẩn nấp trong con mắt, thế nên không có gì ngăn ngại khi nhìn ra ngoài. Liệu A-nan có đúng không trong lý luận này? Đoạn kinh văn sau đây sẽ chỉ bày sáng tỏ vấn đề ấy.
Kinh văn:
佛告阿難,如汝所言,潛根內者,猶如璃。彼人當以璃籠眼,當見山河,璃不?
如是世尊,是人當以璃籠眼,實見璃。
30.             Phật cáo A-nan, như nhữ sở ngôn, tiềm căn nội giả, do như lưu ly. Bỉ nhơn đương dĩ lưu ly lung nhãn, đương kiến sơn hà, kiến lưu ly phủ?
31.             Như thị Thế tôn, thị nhơn đương dĩ lưu ly lung nhãn, thật kiến lưu ly.
32.             Việt dịch:
Đức Phật bảo A-nan: Như ông vừa nói, tâm núp sau con mắt, như con mắt núp sau chén lưu ly. Vậy người kia sau khi úp chén lưu ly lên mắt, mà xem thấy núi sông, thật có thấy chén lưu ly không?
Bạch Thế tôn: Đúng thế, khi người ấy úp chén lưu ly lên mắt, thật có thấy chén lưu ly.
Giảng:
Khi nghe A-nan dùng ví dụ về chén lưu ly, Đức Phật bảo A-nan: Như ông vừa nói tâm núp sau con mắt, như mắt núp sau chén lưu ly. “Giả sử đúng như cách ông nghĩ.” Đức Phật nói: “và tâm thì núp sau mắt. Vậy người kia sau khi úp chén lưu ly lên mắt mà xem thấy núi sông, thật có thấy chén lưu ly không?
Khi người trong ví dụ này mang kiếng vào để nhìn, rồi họ quan sát núi sông và đất liền và anh ta vẫn nhìn thấy cặp mắt kiếng. Đó là điều Đức Phật muốn hỏi A-nan và cách A-nan trả lời câu hỏi của Đức Phật.
Kinh văn:
33.             佛告阿:汝心若同璃合者,當見山河,何不見眼。
34.             Phật cáo A-nan: Nhữ tâm nhược đồng lưu ly hiệp giả, đương kiến sơn hà, hà bất kiến nhãn?
35.             Việt dịch:
Đức Phật bảo: “Nếu tâm ông giống như con mắt núp sau chén lưu ly, thì khi xem thấy núi sông, sao ông không thấy con mắt?”
Giảng:
Đức Phật bảo A-nan “Khi ông mang kính, ông có thể thấy được núi sông, đất liền và ông cũng có thể thấy được cả mắt kiếng. Nếu tâm ông giống như con mắt núp sau chén lưu ly. Nếu tâm ông ở trong con mắt thì mắt ông sẽ giống mắt kiếng ở trong ví dụ này. Thế nên khi tâm ông thấy được núi sông, đất liền. Thì khi xem thấy núi sông, sao ông không thấy con mắt?”
Có người sẽ nói: “Con thấy được mắt mình.” Tôi cũng thấy được mắt tôi nếu như tôi nhìn vào gương. Nếu quý vị có thể nhìn được con mắt của chính mình bằng cách hồi quang phản chiếu thì ở đây Đức Phật sẽ tán thành với chúng ta chẳng cần phải tu tập gì nữa cả. Nhưng con mắt thịt của người phàm phu không thể tự thấy chính mắt mình được. Nên mặc dù A-nan đã chứng được quả vị thứ nhất của hàng a-la-hán thì con mắt thịt của A-nan vẫn không thể nào thấy con mắt của chính mình.
Nên Đức Phật hỏi A-nan “Ông lập nên sự so sánh tâm ẩn núp trong mắt giống như mắt bị úp lên chén lưu ly, phải không? Thế thì mắt ông sẽ giống như chén lưu ly trong ví dụ ấy, và vì ông nói rằng ông có thể thấy được chén lưu ly, thế tại sao vào mọi lúc, ông đều không thấy được mắt của chính mình?”
Đó là điều Đức Phật gạn hỏi A-nan .
Kinh văn:
若見眼者,眼即同境,不得成隨。若不能見云說言此了知心。潛在根內如璃合?
36.             Nhược kiến nhãn giả, nhãn tức đồng cảnh, bất đắc thành tùy. Nhược bất năng kiến, vân hà thuyết ngôn, nhữ liễu tri tâm, tiềm phục căn nội, như lưu ly hiệp?
37.             Việt dịch:
Nếu thấy được mắt thì mắt đồng như cảnh bị thấy. Như vậy chẳng thành nghĩa tùy thấy. Còn nếu chẳng thấy con mắt thì tại sao ông lại nói tâm hiểu biết này núp trong con mắt như con mắt núp sau chén lưu ly?
Giảng:
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni gạn hỏi A-nan thêm: “Nếu thấy được mắt thì mắt đồng như cảnh bị thấy.” Đó thật rõ ràng là A-nan không thấy được mắt mình, nhưng Đức Phật ngại rằng A-nan sẽ trở nên lầm lẫn khi A-nan quyết đoán rằng A-nan thấy được mắt mình. Thế nên Đức Phật chỉ ra rằng nếu A-nan thấy được mắt mình, có nghĩa mắt của A-nan là vật ở bên ngoài A nan, không phải là một bộ phận trên thân thể của A-nan . Như vậy chẳng thành nghĩa tùy thấy.
A-nan, ông không nên quyết đoán như vậy, vì khi ông nghĩ như thế thì “nhãn căn theo đó mà thấy được ngay và sự phân biệt cũng theo đó có liền.”
Còn nếu chẳng thấy mắt, tại sao ông nói tâm hiểu biết này núp trong con mắt như con mắt núp sau chén lưu ly?
Nếu ông không thấy được mắt mình? Thì làm sao ông lại quyết đoán tâm ông ẩn núp sau con mắt như cách mắt mang kính? Ví dụ về chén lưu ly úp trên con mắt ấy không ổn. Nó hoàn toàn không hợp lý.


[1] Mười hai loại chúng sinh: 1) Noãn sinh; 2) Thấp sinh; 3) Thai sinh; 4) Hóa sinh; 5) Hữu sắc; 6) Vô sắc;7) Hữu tưởng; 8) Vô tưởng 9) Phi hữu sắc; 10) Phi vô sắc; 11) Phi hữu tướng; 12) Phi vô tưởng.

[2] inche = 2,54cm
[3] S: Tūla; phiên âm Đâu-la兜羅, đổ-la堵羅, đố-la妒羅. Hán dịch tế-hương-miên細香綿.
哉阿難。汝等當知一切眾生
,從無始來生死相續,皆由不知常住真心性淨明,用諸妄想; 此想不真故有輪轉。
Phật ngôn:“Thiện tai A-nan. Nhữ đẳng đương tri nhất thiết chúng sanh, tòng vô thủy lai sanh tử tương tục, giai do bất tri thường trụ chân tâm tính tịnh minh thể, dụng chư vọng tưởng; thử tưởng bất chân, cố hữu luân chuyển.
Việt dịch:
 Đức Phật nói: “Lành thay! A-nan. Các ông nên biết tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay chịu sanh tử tương tục do vì không nhận ra chơn tâm thường trụ, thể tánh vốn trong sạch sáng suốt, mà nhận lầm các vọng tưởng; các vọng tưởng này vốn chẳng chân thật, thế nên bị luân chuyển.”
Giảng:
Đức Phật nói: “Lành thay! A-nan.”
Đức Phật khuyến khích A-nan, bảo rằng A-nan đã làm một việc rất tốt là đã phát tâm xuất gia trở thành một vị tỷ-khưu Rồi Đức Phật nói với các vị Đại tỷ-khưu Đại a-la-hán, đại bồ-tát và tất cả mọi người có mặt trong hội chúng rằng:
Các ông nên biết tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay chịu sanh tử tương tục. Chúng sanh phải trải qua vòng sống chết nối tiếp theo nhau không hề dừng nghỉ, rồi bỏ lại đằng sau một đống xương cao ngất như núi.
Sinh ra rồi chết, chết rồi lại sinh ra, rồi lại chết đi. Quý vị từ đâu đến? Quý vị sẽ đi về đâu? quý vị chẳng thể nào biết được. Quý vị bị sai sử bởi các nghiệp duyên, nghiệp chướng. Quý vị sẽ tái sinh ở chốn nào? Từ trước đến nay quý vị ở nơi đâu? Quý vị chẳng hề biết được mình từ đâu đến đây và rồi mình sẽ đi về đâu sau khi chết?
Quý vị sẽ hỏi: “Tại sao lại có chuyện sống chết?”
Vì quý vị hoàn toàn không hiểu.
Do vì không nhận ra chơn tâm thường trụ
Chơn tâm thường trụ ấy vốn không lay động, không sinh không diệt, không dơ không sạch, chẳng thể thêm vào hoặc vơi bớt đi. Vì “tâm” này không lay động nên được gọi là “thường trụ.” Vì chẳng có gì làm cho tâm ấy lớn thêm hoặc nhỏ bớt đi nên gọi là “chân.”
Chỉ nhận biết “chân tâm” không thôi, chưa đủ, quý vị còn phải nhận ra:
Thể tánh vốn trong sạch, sáng suốt của chơn tâm thường trụ đó. Đây chính là tự tánh, là Pháp tánh của quý vị. Tự tánh ấy vốn trong suốt và thanh tịnh, soi khắp cả mười phương. Quý vị đã quên bẵng chơn tâm ấy đi. Giống như viên ngọc minh châu dấu trong chéo áo vậy.
Trong kinh Pháp Hoa kể chuyện một trưởng giả rất giàu, có người con bất hạnh bỏ nhà đi lang thang. Nhưng trước khi người con ra đi, người cha sợ con mình sẽ bị nghèo túng, khi hết sạch tiền bạc sẽ trở thành kẻ sống đầu đường xó chợ, nên người cha bí mật khâu một viên ngọc như ý vào trong chéo áo của người con. Sau thời gian sống lang thang, như dự đoán của người cha, người con hết sạch tiền bạc, thành một kẻ đói rách lang thang. Nhưng người con không hề biết mình có được một viên ngọc minh châu vô giá nằm trong chéo áo. Thế nên anh ta không thể nào sử dụng của quý báu ấy vào lợi ích cho cuộc đời mình. Bản tánh trong sạch sáng suốt, thường trụ, không dao động, chân thật của chân tâm cũng giống như viên ngọc quý giá ấy vậy. Do vì không biết về nó nên quý vị không thể sử dụng nó vào việc lợi lạc được.
Mà nhận lấy các vọng tưởng.
Quý vị đã sử dụng tâm ý thức để sống, đó là đối tượng của sinh diệt.
Các vọng tưởng này vốn chẳng chơn thật.
Nhưng các vọng tưởng này lại điều khiển quý vị khiến cho quý vị mê muội. Nó sai sử quý vị chạy loanh quanh rồi dìm quý vị xuống vũng bùn. Do vì sự hành xử của quý vị đã lấy vọng tưởng làm cội gốc.
Thế nên bị luân chuyển trong vòng luân hồi bất tận. Nhưng nếu một khi vọng tưởng ấy bị loại trừ, được chuyển hóa hết sạch trong tâm thì quý vị sẽ nhận ra ngay chân tâm của mình. Khi ấy sinh tử cũng chấm dứt luôn.
Kinh văn:
汝今欲研無上菩提真發明性。應當直心詶我所問。十方如來同一道故, 出離生死皆以直心。心言直故,如是乃至終始,地位中間,永無諸委曲相。
1.                 Nhữ kim dục nghiên vô thượng bồ-đề chân phát minh tính. Ưng đương trực tâm thù ngã sở vấn. Thập phương Như Lai đồng nhất đạo cố, xuất li sanh tử giai dĩ trực tâm. Tâm ngôn trực cố, như thị nãi chí chung thủy, địa vị trung gian, vĩnh vô chư ủy khúc tướng.
Việt dịch:
Nay ông muốn thấu rõ quả vị vô thượng bồ-đề và phát minh chân tánh, ông phải dùng trực tâm đáp ngay lời Như Lai hỏi. Mười phương Như Lai ra khỏi sinh tử, đều nhờ trực tâm. Do tâm và lời nói đều ngay thẳng như thế, cho đến khoảng thời gian trước, sau, và thời kỳ trung gian tuyệt nhiên không có lời nói cong vạy.
Giảng :
Kinh Duy-ma-cật nói: “Trực tâm là đạo tràng,” nên Đức Phật dạy A-nan rằng:
Nay ông muốn thấu rõ quả vị vô thượng bồ-đề và phát minh chơn tánh, ông phải trực tâm đáp ngay lời tôi hỏi. Đức Phật muốn nói: “Đừng suy nghĩ, đừng dùng vọng tưởng mà cố gắng tìm ra lời giải đáp đúng đắn. Đừng vật lộn với nó như thể ông đang đánh nhau với tôi và ông phải tìm thủ đoạn nào đó để đánh bại tôi, như thể là trong nghệ thuật quân sự, người ta phải quyết định tính toán phương thức phản công như thế nào để thắng.”
Đức Phật e ngại rằng nếu A-nan cố tìm cách trả lời quanh co, thì sẽ khó đạt được chân lý.
Tại sao trực tâm là đạo tràng?
Ngay trước khi quý vị khởi dậy một niệm tưởng, đó gọi là chân tâm, đó là trực tâm, là đạo tâm, tức đệ nhất nghĩa đế. Đó còn gọi là “đệ nhất niệm,” là sự thật tối sơ ngay trước khi lời nói phát ra. Ngay khi quý vị khởi niệm suy nghĩ mình nên nói điều gì thì ngay đó đã khởi dậy vọng tưởng, không còn bóng dáng của chân tâm nữa. Đó là tâm ý thức, đã hoàn toàn rơi vào “đệ nhị niệm” rồi. Thay vì trả lời tức khắc, dùng trực tâm để biểu hiện điều mình muốn nói thì quý vị suy tính: “A! Ta không nên trả lời như thế kia. Nếu ta nói như thế, ta bị cho là sai. Ta nên nói như thế này đúng hơn.” Rồi quý vị lại suy nghĩ và lại thay đổi ý định lần nữa.
Tại sao khi quý vị nói phải nên dùng “đệ nhất niệm.” Vì mười phương Như Lai ra khỏi sinh tử đều nhờ trực tâm.
Có một bài thơ mô tả về chữ tâm :
“Tam điểm như tinh tượng
Hoành câu tợ nguyệt tà
Phi mao cập đới giác
Tố giác giả do tha.

Tạm dịch :
Ba điểm như vì sao sáng
Nét cong như mảnh trăng non
Từ loài mang lông đội sừng
Cho đến bậc giác ngộ cũng đều do tâm kia mà thành tựu.
Mười pháp giới đều không vượt ra ngoài một niệm lưu xuất từ tâm kia mà có được. Tâm niệm ấy không những khiến cho quý vị rơi vào cõi giới súc sinh mà cũng khiến cho quý vị tu tập thành Phật. Không những chỉ có Đức Phật được thành tựu từ “tâm” này mà cả các loài quỷ thần cũng được tạo nên từ tâm; cho đến chư thiên, các vị a-la-hán và bồ-tát cũng thế. Chẳng hạn như bây giờ quý vị đang tham cứu Phật pháp, đang học kinh Thủ-lăng-nghiêm mà chẳng hề sợ hãi bất kỳ điều gì khó khăn xảy đến. Đó là vì quý vị liên tục gieo trồng hạt giống tâm niệm vào mảnh đất tâm kiên cố từ vô lượng đời trước. Một hạt giống bồ-đề đã bén rễ nên bây giờ quý vị được học Phật pháp. Dĩ nhiên đây chỉ là một niệm từ chân tâm đã được trợ duyên nhờ huân tập và thường xuyên suy nghĩ về nó.
“Ta có nên theo học Phật pháp hay không?”
Quý vị suy nghĩ đề tài này lui tới mãi cho đến cuối cùng quý vị có quyết định dứt khoát.
Do tâm và lời nói đều ngay thẳng như thế.
“Như thế,” tiếng Hán là như thị 如是, nó có liên quan đặc biệt với “trực tâm,” nó không có nghĩa như cụm từ xuất hiện ở đầu kinh văn này.
Cho đến khoảng thời gian đầu, thời gian cuối và cả thời kỳ trung gian.
“Thời gian cuối” có nghĩa là sự giác ngộ nhiệm mầu, chứng được quả vị Phật.
“Thời gian đầu” có nghĩa là càn huệ địa, đứng đầu trong Thập tín, những quả vị này sẽ được bàn kỹ trong phần kinh văn sau.
“Thời kỳ trung gian” là thời gian tu tập dài lâu giữa đoạn càn huệ địa đến khi chứng được quả vị Phật, trải qua các quả vị bồ-tát cho đến Đẳng giác và Diệu giác. Qua suốt thời gian đó, chư Phật trong quá khứ đều tuyệt nhiên không nói lời cong vạy.
Các Đức Phật đều chỉ vận dụng trực tâm, vì thế nên các Ngài đều thành Phật.
A-nan sẽ không vận dụng được trực tâm để trả lời câu hỏi của Đức Phật, lại trả lời quanh co khiến ông không thể đạt được chân lý. Thế nên Đức Phật trước hết muốn giải thích rõ ràng, đã khuyên A-nan nên trả lời thẳng mà không nên trả lời lộn lạo.
Đức Phật bảo: “Nay Như Lai sẽ giảng bày yếu chỉ pháp môn tu tập cho ông nghe; Như Lai sẽ giảng giải cách phát minh chơn tánh, giáo lý ban đầu liên quan đến việc tu chứng quả vị Phật, thế nên ông không nên quá thờ ơ hoặc tìm những lời quanh co tránh né khi trả lời câu hỏi của Như Lai. Ông nên dùng trực tâm mà trả lời.
Kinh văn:
阿難,我今問汝:當汝發心,緣於如來三十二相。將何所見誰為愛樂?
A-nan ngã kim vấn nhữ. Ðương nhữ phát tâm, duyên ư Như Lai tam thập nhị tướng. Tương hà sở kiến thùy vị ái nhạo?
Việt dịch:
 A-nan, nay tôi hỏi ông: “Ngay khi ông vừa mới phát tâm là do ông thích ba mươi hai tướng tốt của Như Lai. Vậy ông lấy gì để thấy và ông ưa thích cái gì?
Giảng:
Một lần nữa Đức Phật lại hỏi A-nan:
A-nan, nay tôi hỏi ông: ngay khi vừa mới phát tâm. Khi quyết định xuất gia tu đạo, khi A-nan dùng tâm thức suy nghĩ về hình tướng của Như Lai là do ông thích ba mươi hai tướng tốt của Như Lai. A-nan bị bất ngờ gặp phải câu hỏi này. Đây là ý nghĩa của sự ưa thích ba mươi hai tướng tốt. Thế nên Đức Phật hỏi: Ông lấy gì để thấy và ông ưa thích cái gì?
Kinh văn:
阿難白佛言: 尊如是愛樂用我心目。由目觀見如來勝相心生愛樂,故我發心願捨生死。
A-nan bạch Phật ngôn: Thế tôn! Như thị ái nhạo dụng ngã tâm mục. Do mục quán kiến Như Lai thắng tướng tâm sanh ái nhạo, cố ngã phát tâm nguyện xả sanh tử.
Việt dịch:
 A-nan bạch Phật: “Bạch Thế tôn! Sự yêu thích như thế là do tâm và mắt của con. Do mắt thấy tướng thù thắng của Như Lai nên tâm ưa thích và phát tâm nguyện xả bỏ sinh tử.”
Giảng:
A-nan bạch Phật: “Bạch Thế tôn! Sự yêu thích như thế là do tâm và mắt của con.”
Hầu hết mọi người sẽ cho rằng A-nan trả lời rất đúng, A-nan đã dùng mắt và tâm để thấy Đức Phật. Nhưng theo kinh văn, quý vị sẽ thấy câu trả lời này hoàn toàn sai lầm.
Do mắt thấy tướng thù thắng của Như Lai nên tâm ưa thích.
Con dùng mắt để nhìn ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của Như Lai nên tâm con phát sinh lòng ưa thích. Con yêu thích cái gì ở thân tướng Như Lai? Con thấy những tướng thù thắng và trang nghiêm tinh khiết nơi thân Như Lai; thân đó chắc chắn chẳng phải được sinh ra từ ái dục.
Và phát tâm xả bỏ sinh tử.
Con muốn theo Phật xuất gia tu đạo, lý do con xuất gia là như thế.
Đó là nội dung câu trả lời của A-nan trước Đức Phật.
Kinh văn:
佛告阿難: 汝所,真所愛樂因于心目,若不識知心所在, 則不能得降伏塵勞.
Phật cáo A-nan: “Như nhữ sở thuyết, chân sở ái nhạo nhân vu tâm mục, nhược bất thức tri tâm mục sở tại, tắc bất năng đắc hàng phục trần lao.
Việt dịch:
 Đức Phật bảo A-nan: “Như ông nói, thật chỗ yêu thích là do tâm và mắt, nếu ông không biết tâm và mắt ở đâu thì không thể nào hàng phục được trần lao.”
Giảng:
A-nan thưa với Đức Phật rằng lý do khiến A-nan quyết định xuất gia là vì A-nan thấy những tướng tốt thù thắng của Đức Phật nên tâm khởi niệm yêu thích.
Đức Phật bảo A-nan: “Như ông nói, thật chỗ yêu thích là do tâm và mắt.
Tuy vậy, quý vị có biết tâm mình ở đâu không? Quý vị có biết mắt mình có khả năng thấy được hay không? Quý vị có biết mắt ở nơi nào không?
Quý vị phản đối: “Những câu hỏi ấy hoàn toàn là vô lý, mắt ở trên mặt và tâm thì ở trong thân. ai mà chẳng biết điều đó!”
Nhưng đó không phải là chân tâm của quý vị, cũng chẳng phải là cái thấy chân thật của quý vị. Ẩn đằng sau câu hỏi của Đức Phật là tri kiến Như Lai.
Nếu ông không biết tâm và mắt ở đâu thì không thể nào hàng phục được trần lao.
“Trần” có nghĩa là dơ bẩn, “lao” có nghĩa là nhiễu loạn, xáo trộn. Sự dơ bẩn, ô uế, làm nhiễu loạn tâm quý vị, nó quấy rối tự tánh của quý vị. Thế nên quý vị không thể nào chuyển hóa vọng tưởng thành chân tâm được. Nó giống như khi hai đạo quân giao chiến với nhau, sẽ có một bên thắng trận. Quý vị sẽ chiến thắng nếu quý vị hàng phục được trần lao, nghĩa là khi quý vị cắt đứt được vòng sinh tử.
Kinh văn:
譬如國王為賊所侵,發兵討除,是兵要當知賊所在。
Thí như quốc vương vi tặc sở xâm, phát binh thảo trừ, thị binh yếu đương tri tặc sở tại.
Việt dịch:
 Ví như quốc vưưng, khi có giặc đến xâm chiếm nước mình, muốn phát binh đi trừ dẹp, thì cần phải biết giặc ở nơi đâu.
Giảng:
Đức Phật trình bày một ví dụ: Ví như quốc vương khi có giặc đến xâm chiếm nước mình. Giặc muốn xâm chiếm lãnh thổ, vua muốn phát binh đi trừ dẹp. Chế ngự chúng và đuổi chúng ra khỏi nước mình, nhưng quân đội do vua phái đi cần phải biết giặc ở nơi đâu.
Cũng như vậy, lý do khiến quý vị không chấm dứt được sinh tử từ vô lượng kiếp là vì quý vị không biết tâm và mắt ở đâu.
Kinh văn:
2.           使汝流轉心目為咎。吾今問汝唯心與目今何所在 ?
3.                 Sử nhữ lưu chuyển tâm mục vi cữu. Ngô kim vấn nhữ duy tâm dữ mục kim hà sở tại?
Việt dịch:
 Lỗi lầm là ở tâm và mắt khiến ông bị lưu chuyển. Nay tôi hỏi ông, riêng tâm và mắt nay ở chỗ nào?
Giảng:
Đức Phật càng nói càng thấy đạo lý trong ấy thật đơn giản: “Như Lai sẽ nói rõ hơn cho các ông biết rằng lỗi lầm là ở tâm và mắt khiến ông bị lưu chuyển. Tại sao các ông phải chịu sinh tử? Nguyên nhân nào khiến quý vị bị luân chuyển trong sinh tử, triển chuyển luân hồi vô cùng tận trong vòng lục đạo? Tâm và mắt quý vị phải chịu trách nhiệm. Tâm và mắt đã phạm sai lầm khi làm cho quý vị phải trải qua sinh tử và làm cho quý vị không thể nào đạt được sự tự do. Do chính nó là thủ phạm.
Nay tôi hỏi ông, riêng tâm và mắt nay ở chỗ nào?
“Nói nhanh lên!” Đức Phật khuyến khích A-nan.
Kinh văn:
阿難白佛言:世尊,一切世間十種異生,同將識心居在身內。縱觀如來青蓮花眼,亦在.
A-nan bạch Phật ngôn: Thế tôn! Nhất thiết thế gian thập chủng dị sanh, đồng tương thức tâm cư tại thân nội. Túng quán Như lai thanh liên hoa nhãn diệc tại Phật diện.
Việt dịch:
A-nan bạch Phật : “Bạch Đức Thế tôn, tất cả mười loài dị sinh ở trong thế gian đồng cho rằng tâm ở trong thân. Con thấy dù con mắt sen xanh của Như Lai, cũng nằm ở trên mặt.”
Giảng:
Trong phần này của kinh văn, A-nan đã không trả lời với trực tâm. A-nan đang trả lời quanh co. Khi A-nan được Đức Phật hỏi: “Tâm ông ở đâu, mắt ông ở đâu.” A-nan ngơ ngác và không biết phải trả lời ra sao cho đúng. A-nan liền nắm lấy tình huống và nói: Bạch Đức Thế Tôn… Tôi tin rằng lúc ấy A-nan nói rất nhỏ. Tại sao? Vì A-nan không tự tin nơi mình, A-nan không biết mình sẽ nói đúng hay sai, A-nan chỉ đoán mò dựa trên hiểu biết của mình. A-nan còn do dự nói ngập ngừng chứ không dám nói mạnh.
A-nan đưa ra: Tất cả mười loài dị sanh ở trong thế gian. Những điều này sẽ được giảng kỹ ở phần kinh văn sau nên tôi sẽ không nói ở đây. Các loài chúng sinh bao gồm: thai sanh, noãn sanh, thấp sanh và hóa sanh,[1] loài có tưởng, loài không có tưởng… tất cả đều có ghi rõ trong Kinh Kim Cương. Căn bản là như vậy, có tất cả mười hai loại chúng sinh, nhưng ở đây loại chúng sinh không có sắc tướng (vô sắc) và loại không có tưởng (vô tưởng) không được đề cập đến.
Thế nên A-nan nói nhỏ nhẹ: “tất cả mười loài dị sinh ở trong thế gian đồng cho rằng tâm ở trong thân.
Tâm ở đây là “thức tâm”, là tâm phải chịu sinh diệt, là tâm phân biệt, tâm suy lường. A-nan chẳng chú trọng đến mình, chỉ đề cập đến mười loại chúng sinh, A-nan không nói đến mình vì sợ rằng mình có chút nào sai khác với các loài chúng sinh ấy. Nên A-nan nói: “Tất cả chúng sinh trong mười phương cũng đều như thế cả, không phải chỉ riêng mình con là A-nan , cũng giống như vậy thôi.”
Giọng nói của A-nan hơi hạ thấp xuống một tí, hàm ý rằng: “Rốt cục, tất cả mọi người đều biết rằng tâm ở bên trong…”
Con thấy dù con mắt sen xanh của Như Lai cũng nằm ở trên mặt.
A-nan nói: “khi con cúi về phía trước chăm chú nhìn vào đôi mắt của Như Lai trong sáng và lớn như hoa sen, nó cũng ở trên mặt của Đức Phật.” Sự ghi nhận của A-nan ám chỉ một cách vi tế: “thật là đơn giản, mắt của Như Lai cũng ở trên mặt Như Lai đó thôi, tại sao Như Lai còn hỏi con” Nhưng A-nan thực sự không dám quả quyết nói ra lời nói ấy.
Kinh văn:
4.           我今觀此浮根四塵,秖在我面。如是識心實居身.
Ngã kim quán thử phù căn tứ trần, chỉ tại ngã diện. Như thị thức tâm thật cư thân nội.
Việt dịch:
 Nay con quan sát các căn thô phù của tứ trần này, chỉ ở trên mặt con. Và cũng quán sát như vậy, thức tâm thực là ở trong thân con.
Giảng:
A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, con mắt sen xanh của Thế tôn là ở trên mặt của Ngài. Nay con quán sát các căn thô phù của tứ trần này đều ở trên mặt của con.
Các “phù căn” là mắt, tai, mũi, lưỡi đều ở trên mặt. Còn tứ trần là: sắc, hương, vị, xúc. Nó rất rõ rệt và dễ nhận ra.
Và cũng quán sát như thế, thức tâm thực là ở trong thân con.
Khi con suy nghĩ về điều ấy sâu hơn, tâm thức phân biệt của con có thể nhận biết sự thoải mái hay bực bội, tốt hay xấu. Thực sự thức tâm ấy là ở trong thân con.”
Đó là cách A-nan trả lời câu hỏi của Đức Phật.
Kinh văn:
佛告阿難:汝今現坐如來講堂。觀祇陀林今何所在?
世尊,此大重閣清淨講堂在給孤園。今祇陀林實在堂外。
Phật cáo A-nan: “Nhữ kim hiện tọa Như lai giảng đường, quán Kì-đà lâm kim hà sở tại?”
Thế tôn thử đại trùng các thanh tịnh giảng đường, tại Cấp Cô viên. Kim Kì-đà lâm, thực tại đường ngoại.
Việt dịch:
 Đức Phật bảo A-nan: “Nay ông hiện đang ngồi trong giảng đường cùng Như Lai, ông xem thấy vườn cây Kỳ-đà đang ở chỗ nào?”
Bạch Thế tôn, giảng đường thanh tịnh nhiều tầng rộng lớn này là ở trong vườn ông Cấp Cô Độc. Còn rừng Kỳ-đà, đúng là ở bên ngoài giảng đường.
Giảng:
Vừa nghe A-nan trả lời rằng tâm ở trong thân còn mắt thì ở trên mặt. Đức Phật không trả lời ngay mà hỏi A-nan câu khác:
Đức Phật bảo A-nan: “Nay ông hiện đang ngồi trong giảng đường cùng Như Lai. Ông xem thấy vườn cây Kỳ-đà đang ở chỗ nào?
Ngay khi ông nhìn thấy rừng của “Kỳ-đà–Hoàng tử chiến thắng.” Khu rừng ấy ở nơi nào? Đức Phật không có một chỉ định rõ ràng tâm thức ở trong hay ở ngoài thân, chỉ đưa ra câu hỏi khác để ngăn chặn vọng tưởng của A-nan.
A-nan trả lời Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, giảng đường thanh tịnh, nhiều tầng, rộng lớn này là ở trong vườn ông Cấp Cô Độc.
Giảng đường rộng lớn, thanh tịnh của Đức Phật là ở trong vườn của ông Cấp Cô Độc.
Còn rừng Kỳ-đà thực là ở ngoài giảng đường.
Giảng đường nơi chúng con đang ngồi là ở trong vườn. Còn rừng Kỳ-đà thực là ở bên ngoài giảng đường.
Rồi Đức Phật bảo A-nan:
Kinh văn:
阿難,汝今堂中,先何所見? 世尊,我在堂中,先見如來,次觀大眾。如是外望,方矚林園。
A-nan, nhữ kim đường trung, tiên hà sở kiến? Thế tôn, ngã tại đường trung, tiên kiến Như lai thứ quán đại chúng. Như thị ngoại vọng, phương chúc lâm viên.
Việt dịch:
 A-nan, nay đang ngồi trong giảng đường, trước hết ông thấy gì?
Bạch Thế tôn, con nay trong giảng đường, trước hết thấy Như Lai, rồi thấy đại chúng. Như thế nhìn ra ngoài, con thấy được rừng cây.
Giảng:
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nghe A-nan nói rằng các phù căn: mắt, tai, mũi, lưỡi và tứ trần: sắc, thanh, hương, vị là bên ngoài thân (trên thân). Trong khi thức tâm thì A-nan bảo rằng ở trong thân. Rồi Đức Phật lại hỏi vườn Kỳ-đà ở đâu. Nay Đức Phật lại hỏi: “A-nan , nay ông đang ngồi trong giảng đường, trước hết ông thấy gì?”
A-nan vốn đã cho rằng tâm ở trong thân, thế nên Đức Phật hỏi A-nan thấy gì trước tiên khi ngồi trong giảng đường.
A-nan trả lời: “Bạch Thế Tôn, con nay trong giảng đường, trước hết thấy Như Lai.
Người đầu tiên con thấy được trong giảng đường là Như Lai, rồi thấy đại chúng, sau đó, con thấy các Đại bồ-tát, Đại a-la-hán, các vị Thanh văn.
Khi nhìn ra ngoài con thấy được rừng cây. Con thấy được rừng cây Kỳ-đà và vườn của ông Cấp Cô Độc.
Kinh văn:
阿難,汝矚林園,因何有見?
,此大講堂戶牖開豁,故我在堂得遠瞻
5.                 A-nan, nhữ chúc lâm viên, nhân hà hữu kiến?
6.                 -Thế tôn, thử đại giảng đường hộ dũ khai hoát, cố ngã tại đường đắc viễn chiêm kiến.
Việt dịch:
A-nan, khi ông thấy rừng cây là nhờ vào đâu mà thấy được?
Bạch Thế tôn, do các cửa của giảng đường này mở rộng, nên con ở trong giảng đường thấy suốt ra ngoài xa.
Giảng:
Đức Phật tiếp tục hỏi: A-nan khi ông thấy rừng cây là nhờ vào đâu mà thấy được?
Bằng cách nào mà ông thấy được rừng cây? Nhờ vào cái gì mà ông có thể thấy được nó? Quý vị sẽ có nhận xét: Dường như Đức Phật càng về sau càng ít giảng nói đạo lý hơn. Nhưng thực ra trong lời nói của Đức Phật có ý nghĩa rất sâu xa. Khi chúng ta tham cứu thật sâu sắc, ta sẽ nhận ra đạo lý ấy.
A-nan trả lời:
– Bạch Thế Tôn, do các cửa của giảng đường này mở rộng, nên con ở trong giảng đường thấy suốt ra ngoài xa.
Từ bên trong giảng đường, con có thể nhìn thấy được rừng cây của Kỳ-đà và vườn của ông Cấp Cô Độc.
Kinh văn:
佛告阿難,如汝所言,身在講堂。戶牖開豁矚林園。亦有眾生在此堂中,不見如來見堂外者。阿難答言世尊在堂。不見如來能見林泉。無有是處。阿難,汝亦如是.
Phật cáo A-nan, như nhữ sở ngôn, thân tại giảng đường, hộ dũ khai hoát, viễn chúc lâm viên. Diệc hữu chúng sanh tại thử đường trung, bất kiến Như Lai kiến đường ngoại giả? A-nan đáp ngôn: Thế tôn, tại đường bất kiến Như Lai, năng kiến lâm tuyền, vô hữu thị xứ. A-nan, nhữ diệc như thị.
Việt dịch:
 Đức Phật bảo A-nan: “Như ông vừa nói, ở trong giảng đường, do cửa mở rộng, nên có thể nhìn ra thấy được vườn rừng. Liệu có người ở trong giảng đường không thấy Như Lai, mà thấ́y được vật bên ngoài không?
A-nan thưa: “Bạch Thế tôn, ở trong giảng đường, không thấy Như Lai, mà thấy được rừng suối là điều không thể có.”
­– Này A-nan, ông cũng như vậy.
Giảng:
Đoạn kinh này Đức Phật muốn hỏi vặn lại A-nan.
Đức Phật bảo A-nan: “Như ông vừa nói, ở trong giảng đường, do cửa mở rộng, nên có thể nhìn ra thấy được vườn rừng.”
Ông trả lời hoàn toàn đúng. Ông đang ở trong giảng đường và ông có thể nhìn thấy được rừng Kỳ-đà và vườn ông Cấp Cô Độc.
Liệu có người ở trong giảng đường không thấy Như Lai mà thấy được vật bên ngoài không?
Liệu có người nào không thấy được Như Lai mà thấy được vườn rừng bên ngoài giảng đường chăng? Điều ấy có thể được không?” Đức Phật hỏi A-nan như vậy.
A-nan thưa: “Bạch đức Thế tôn, ở trong giảng đường, chẳng thấy Như Lai, mà thấy được rừng suối là điều không thể có.”
“Nếu có người ở trong giảng đường,” A-nan đáp: “Người ấy chắc chắn sẽ thấy Như Lai, không có lý gì người ấy thấy được cảnh vật bên ngoài giảng đường mà không thấy được Đức Phật ở trong giảng đường.” A-nan trả lời rất quả quyết.
Đức Phật đáp: Này A-nan, ông cũng như vậy.
A-nan nói rằng không thể có được chuyện một người ngồi trong giảng đường mà không thấy Như Lai trong đó, Đức Phật tiếp tục bảo với A-nan rằng, A-nan cũng giống như người ở trong giảng đường mà không thấy được Như Lai, chỉ thấy những cảnh tượng bên ngoài giảng đường.
Kinh văn:
汝之心靈一切明了。若汝現前所明了心實在身內。爾先合了知內身。頗有眾生先見身中後觀?
Nhữ chi tâm linh nhất thiết minh liễu. Nhược nhữ hiện tiền sở minh liễu tâm thực tại thân nội, nhĩ thời tiên hợp liễu tri nội thân. Phả hữu chúng sanh tiên kiến thân trung hậu quán ngoại vật?
Việt dịch:
 m linh của ông thông suốt rõ ràng tất cả mọi vật. Nếu tâm hiện tiền thông suốt rõ ràng ấy thật là ở trong thân ông, thì trước hết nó phải biết được những gì trong thân ông. Liệu có nơi nào thấy được trong thân trước rồi sau mới thấy cảnh vật bên ngoài chăng?
Giảng:
“Tâm linh” có nghĩa tâm là vật tối linh trong tất cả vạn vật và tâm có cái dụng là hiểu biết rõ ràng, rộng khắp mọi vật. Thế mà tâm linh của ông thông suốt rõ ràng tất cả mọi vật thì đó chỉ là cái biết của thức tâm.
Nếu tâm hiện tiền thông suốt rõ ràng ấy thực là ở trong thân ông, thì trước hết nó phải biết được những gì ở trong thân ông.
Đức Phật đồng ý rằng nếu tâm của A-nan thực ở trong thân, như A-nan nói thì A-nan trước tiên phải biết tất cả những thứ trong thân mình ra sao, cũng giống như người ở trong giảng đường có thể thấy được những gì đang ở trong đó. Nhưng liệu có người nào thấy được trong thân trước rồi sau mới quan sát được cảnh vật bên ngoài chăng?
Đức Phật hỏi A-nan như vậy. Đức Phật biết rằng A-nan chưa hiểu được, A-nan vẫn hoàn toàn chưa biết được bản thể chơn tâm ra sao. A-nan vẫn khéo léo vận dụng vọng tưởng, tức thức tâm của mình để trả lời. Thế nên Đức Phật tiếp tục giảng giải.
Kinh văn:
7.                       縱不能見心肝脾胃,爪生髮長,筋轉脤搖。誠合明了,如何不知。必不內知,云何知外?
8.                 Túng bất năng kiến tâm can tỳ vị, trảo sanh phát trưởng, cân chuyển thân dao, thành hợp minh liễu, như hà bất tri? Tất bất nội tri, vân hà tri ngoại?
Việt dịch:
 Dù chẳ̉ng thấy tim, gan, tỳ, vị… nhưng móng tay mọc ra, tóc dài, gân chuyển, mạch đập, lẽ ra phải biết rõ. Tại sao chẳng biết? Nếu đã không biết chuyện bên trong thân, làm sao biết vật ngoài thân?
Giảng:
Đức Phật bảo A-nan: “Ông nói tâm ông ở trong thân và khả năng thấy thì ở nơi mắt ông, nhưng nếu tâm ông với tính biết, nằm ở trong thân thì lẽ ra ông biết tim, gan, tỳ, vị… ra sao. Dù chẳng thấy tim, gan, tỳ, vị… lẽ ra ông phải biết những hiện tượng xảy ra bên ngoài như móng tay mọc ra, tóc dài, gân chuyển, mạch đập. Lẽ ra ông phải biết rõ mỗi giây nó mọc được bao nhiêu phần của inch.[2] Thực vậy ông phải biết tất cả về chúng.
Nếu đã không biết những chuyện xảy ra ở bên trong thân, làm sao biết vật ngoài thân?
Tâm ở bên trong mà ông không hay biết những thứ đang diễn ra bên trong. Thế tại sao ông không biết những gì đang xảy ra ở bên trong.
Kinh văn:
故應知,汝言覺了能知之心,住在身,是處。
Thị cố ưng tri, nhữ ngôn giác liễu năng tri chi tâm, trú tại thân nội, vô hữu thị xứ.
Việt dịch:
 Thế nên phải biết, ông nói tâm hiểu biết này ở bên trong thân, là không hợp lý.
Giảng:
Đức Phật bảo A-nan, “Lý lẽ của ông không đứng vững.” Vì ông không biết được những gì ở bên trong ông. Thế nên phải biết, ông nói tâm hay hiểu biết này ở bên trong thân, là không hợp lý.
Sau khi dùng những ví dụ và lý lẽ khác nhau. Đức Phật nói thẳng với A-nan thật là sai lầm khi cho cái tâm suy lường hiểu biết ấy là ở trong thân ông.
Kinh văn:
阿難稽首而白佛言: 我聞如來如是法音,悟知我心實居身外。
A-nan khể thủ, nhi bạch Phật ngôn: Ngã văn Như Lai như thị pháp âm, ngộ tri ngã tâm thật cư thân ngoại.
Việt dịch:
A-nan cúi đầu đảnh lễ bạch Phật: “Bạch Đức Thế tôn, con nghe lời khai thị của Như Lai như thế, nên nhận ra tâm con đúng là ở ngoài thân.”
Giảng:
Ý của A-nan cho rằng tâm ở trong thân thì không thể đứng vững. Đức Phật đã xốc cho A-nan bật ra khỏi sự mê dại và phá hủy sự cố chấp của A-nan. Thế nên A-nan vốn rất thông thạo lễ nghi, liền cúi đầu đảnh lễ, nghĩa là gieo năm vóc sát đất đảnh lễ Thế Tôn.
Rồi bạch Phật “Bạch Thế Tôn, con nghe lời khai thị của Như Lai như thế, nên nhận ra tâm con thực ở ngoài thân.”
“Tâm con không ở trong thân con, nó đã chạy ra ngoài, con biết chắc nó ở đâu rồi.” A-nan tuyên bố như vậy. Người ta không thể nào biết chắc chắn tâm của họ chạy ra ngoài lúc nào nhưng bây giờ A-nan bỗng nhiên nói rằng đã biết tâm mình ở nơi nào rồi.
Kinh văn:
所以者何? 譬如燈光然於室中, 是燈必能先照室,從其室門及庭際。一切眾生不見身中,獨見身外。亦如燈光居在室外,不能照室.
Sở dĩ giả hà? Thí như đăng quang nhiên ư thất trung, thị đăng tất năng tiên chiếu thất nội, tòng kì thất môn hậu cập đình tế. Nhất thiết chúng sanh bất kiến thân trung, độc kiến thân ngoại. Diệc như đăng quang cư tại thất ngoại bất năng chiếu thất.
Việt dịch:
 Tại sao? Ví như có ngọn đèn sáng ở trong nhà, trước tiên chắc chắn phải soi chiếu trong nhà, rồi theo cửa mở, mới chiếu ra ngoài sân. Tất cả chúng sinh sở dĩ không thấy trong thân, mà chỉ thấy ngoài thân. Cũng giống như ngọn đèn sáng để ngoài nhà, nên không thể soi chiếu trong phòng được.
Giảng:
Tại sao? “Tại sao con nói tâm con đã chạy ra ngoài?.” Ví như có ngọn đèn sáng ở trong nhà, trước tiên chắc chắn phải soi chiếu trong nhà, rồi theo cửa mở, mới chiếu ra ngoài sân.
A-nan lý luận: “Nếu tâm con ở trong thân, chắc hẳn nó sẽ thấy những gì đang diễn ra bên trong thân con, cũng vậy ngọn đèn ở trong phòng chắc chắn sẽ chiếu sáng căn phòng."
Tất cả các chúng sinh sở dĩ không thấy trong thân, mà chỉ thấy ngoài thân, cũng giống như ngọn đèn sáng để ngoài nhà, nên không thể soi chiếu trong phòng được.
Đức Phật chỉ rõ ràng người ta không thể thấy được tim, gan, tỳ, vị…; thế nên A-nan kết luận rằng tâm ở bên ngoài cũng giống như ngọn đèn để ở ngoài nhà. Đèn ở phía ngoài nhà nên không thể chiếu sáng được đồ vật ở trong phòng.

Kinh văn :
9.                 是義必明將無所,同佛了義.得無妄耶?
10.             Thị nghĩa tất minh tương vô sở hoặc, đồng Phật liễu nghĩa. Đắc vô vọng da?
Việt dịch:
 Nghĩa này chắc đã rõ ràng, không có gì nghi ngờ và hoàn toàn đúng với nghĩa rốt ráo của Đức Phật. Như thế không biết có đúng chăng?
Giảng:
Nghĩa này chắc đã rõ ràng. A-nan xác định “lý lẽ con trình bày chính xác lắm rồi,” không có gì nghi ngờ. A-nan tiến sâu vào sự phán đoán hoàn toàn đúng với nghĩa rốt ráo của Đức Phật. “Ý của con trùng hợp với nghĩa rốt ráo của Đức Phật. Con chẳng suy nghĩ sai lầm chút nào. Đó chẳng phải là ý kiến của con hay sao? Con tin là Đức Phật sẽ tán thành.
Như thế không biết có đúng chăng?
Thực ra, A-nan vẫn chưa xác quyết: “Con tin chắc rằng lý lẽ này không sai.”
Kinh văn:
11.          佛告阿難,是諸比丘適來從我,室羅筏城循乞摶食歸祇陀林。我已宿齋。汝觀比丘一人食時諸人飽不?
12.             阿難答言不也世尊。何以故。是諸比丘。雖阿羅漢軀命不同.云何一人能令眾飽?
13.             Phật cáo A-nan, thị chư tỉ-khưu thích lai tòng ngã, Thất-la-phiệt thành tuần khất đoàn thực, quy kì-đà lâm. Ngã dĩ túc trai, nhữ quán tỉ-khưu, nhất nhân thực thời chư nhân bão phủ?
14.             A nan đáp ngôn: Phất dã, Thế tôn! Hà dĩ cố? Thị chư tỉ-khưu, tuy a-la-hán, xu mạng bất đồng. Vân hà nhất nhơn, năng linh chúng bão?
Việt dịch:
Đức Phật bảo A-nan: “Các vị tỷ-khưu vừa rồi cùng Như Lai tuần tự khất thực trong thành Thất-la-phiệt, nay đã trở về rừng Kỳ-đà. Như Lai đã thọ trai xong, nay hỏi các tỷ-khưu, khi một người ăn, các người khác có no không?”
A-nan thưa: “Bạch Thế tôn, không thể. Tại sao? Các vị tỷ-khưu này tuy đã chứng quả a-la-hán, nhưng thân mạng không đồng. Làm sao một người ăn mà tất cả đều no được?
Giảng:
A-nan chắc chắn rằng Đức Phật sẽ tán thành với quan điểm tâm ở ngoài thân. ai cũng tin chắc Đức Phật sẽ không phê phán quan điểm này.
Đức Phật bảo A-nan: “Các vị tỷ-khưu vừa rồi cùng Như Lai tuần tự khất thực trong thành Thất-la-phiệt, nay đã trở về rừng Kỳ-đà.
Các vị tỷ-khưu theo thứ tự khất thực từng nhà, rồi trở về nghỉ ở vườn cây do Thái tử Kỳ-đà cúng dường. Ở Ấn Độ người dân ăn bằng cách vo tròn từng miếng thực phẩm bằng tay rồi ăn (gọi là đoàn thực), đó cũng là cách mà Đức Phật và các vị tỷ-khưu ăn. Ngày nay ở nước Miến Điện, người ta dùng bình bát, nhưng những người xuất gia vẫn dùng rau và cơm bằng tay phải, không dùng thìa (muỗng) và đũa. Họ nhặt thức ăn bằng tay và vo tròn lại rồi ăn. Đối với họ, ăn lối đó trông rất ngon lành, dù rất ngon nhưng tôi chẳng biết vì tôi chưa ăn thử.
Như Lai đã thọ trai xong, nay hỏi các tỷ-khưu khi một người ăn, các người khác có no không?”
Như Lai đã thọ trai xong rồi, quan sát đại chúng đang ăn: có một vài vị tỷ-khưu thọ trai chưa xong. Bây giờ nếu chỉ có một người ăn thì những người kia có được no không?
Nếu có ai còn nghi ngờ về điều này, ngày mai chúng ta hãy thử xem. Chỉ để một mình tôi dùng cơm thôi còn những vị khác hãy nhìn tôi ăn một lúc rồi xem thử quý vị có no không? Lúc ấy sẽ chứng minh được nghĩa lý trong kinh.
A-nan thưa: “Bạch Thế tôn không thể. Tại sao?
Câu trả lời có ý phủ định. A-nan e ngại Đức Phật không hiểu ý nên A-nan tiếp tục diễn giải: “Tại vì sao mà con nói họ không thể no khi chỉ có một người ăn.”
Các vị tỷ-khưu này tuy đã chứng quả a-la-hán nhưng thân mạng không đồng.
Mặc dù các vị tỷ-khưu ấy đã được khai ngộ, họ đều đã có được thần thông, nhưng thân mạng họ vẫn không giống nhau. Hình dáng, khuôn mặt của họ đều khác nhau. Nếu họ là một thì khi một người ăn tất cả đều no. Nhưng họ chưa phải là một, mỗi người có một thân mạng khác nhau.
Làm sao mà một người ăn mà tất cả đều no được?
Kinh văn :
15.             佛告阿難:若汝覺了知見之心,實在身外,身心相外,自不相干。則心所知身不能;覺在身際,心不能知。
16.             Phật cáo A-nan: Nhược nhữ giác liễu tri kiến chi tâm, thật tại thân ngoại, thân tâm tương ngoại, tự bất tương can. Tắc tâm sở tri, thân bất năng giác; giác tại thân tế, tâm bất năng tri.
Việt dịch:
 Đức Phật bảo A-nan: “Nếu cái tâm thấy nghe hiểu biết của ông thực ở ngoài thân, thì thân tâm tách biệt nhau, tự nó không liên quan với nhau. Vậy điều gì tâm biết thì thân ắt không biết, và những gì thân biết thì tâm không thể biết.”
Giảng:
Đức Phật bảo A-nan “Nếu cái tâm thấy nghe hiểu biết của ông thực ở ngoài thân, thì thân tâm tách biệt nhau, không liên quan với nhau.
Nếu cái tâm hiểu biết, tính toán, phân biệt, ấy mà ở bên ngoài thân thì chẳng có gì liên quan giữa hai thực thể với nhau. Nó phải chia ra hai đường, nó không cùng với nhau một nơi. Thân là thân mà tâm là tâm, thân phải tách rời hoàn toàn với tâm: “Ông không nên để ý đến việc của tôi”–chúng nói với nhau như vậy– “và tôi cũng chẳng thèm để ý gì đến ông.”
Vậy điều gì tâm biết thì ắt thân không biết được và những gì thân biết được thì tâm không thể biết.
Thân sẽ không biết đến tâm hoặc bị ảnh hưởng bởi tâm, còn nếu cái tâm hiểu biết ấy ở trong thân thì tâm sẽ không biết gì về thân cả.
Kinh văn:
我今示汝兜羅綿手,汝眼見時,心分別不? 阿難答言,如是世尊。佛告阿難,若相知者,云何在外?
17.             Ngã kim thị nhữ đâu-la miên thủ, nhữ nhãn kiến thời, tâm phân biệt phủ?
18.             A-nan đáp ngôn, như thị Thế-tôn. Phật cáo A-nan, nhược tương tri giả, vân hà tại ngoại?
Việt dịch:
Nay Như Lai đưa cánh tay đâu-la miên cho ông xem, khi mắt ông thấy, tâm ông có phân biệt chăng?”
A-              nan thưa: Bạch Thế tôn, đúng vậy.
Đức Phật bảo A-nan: Nếu thân tâm cùng biết nhau, thế sao ông nói tâm ở ngoài thân?”
Giảng:
Đâu-la miên là tiếng Pali, Hán dịch là tế hương miên.[3] Cánh tay của Đức Phật có sắc trắng như tuyết, rất mềm và mịn như vải lụa.
Nay tôi sẽ liên hệ đến một chi tiết trong môn nhân tướng học. Nếu quý vị cầm bàn tay của một người nào mà thấy nó mềm mịn như vải lụa thì người đó có một tương lai rất tốt, đầy hứa hẹn, hậu vận sẽ rất sang quý. Tay của những người bình thường rất thô cứng. Chẳng hạn như bàn tay tôi, cứng và thô như tấm gỗ, không mịn mềm như vải lụa. Tuy nhiên chỉ có bàn tay mềm thôi không đủ biểu hiện một tương lai tốt đẹp. Sắc diện mới có khả năng quan trọng biểu lộ vấn đề này. Cái gì là những nét đặc điểm của người anh hùng? Có phải là dáng dấp mạnh mẽ chăng?
Nói chung, bàn tay phụ nữ mềm hơn bàn tay đàn ông rất nhiều. Nếu quý vị chưa tin điều này quý vị có thể để ý xem khi lần tới có dịp bắt tay phụ nữ. Về nam giới tôi đã gặp hai người có bàn tay rất mềm. Vậy mà suốt thời gian tôi gặp họ, không có người nào biểu hiện dấu hiệu họ là bậc vĩ nhân, vì thân tướng của họ không tương xứng. Tôi cũng có một vị đệ tử có bàn tay rất mềm dịu, anh ta không làm việc lao động nặng nhọc, nhưng anh ta cũng rất bình thường. Một người học trò của tôi, cũng là người bà con, có bàn tay rất mềm nhưng trước khi tôi đến nước Mỹ anh ta chẳng làm được điều gì vĩ đại. Tôi chẳng biết anh ta đã thành tựu được trong lãnh vực gì không trong thời đó.
Đức Phật bảo A-nan Nay tôi đưa cánh tay Đâu-la-miên cho ông xem, khi mắt ông thấy, tâm ông có phân biệt không?
Khi mắt ông thấy cánh tay tôi, tâm ông có biết rằng cánh tay tôi là tay Đâu-la-miên ?
A-nan thưa: “Bạch Thế tôn, đúng thế”
Vâng, mắt con thấy và tâm con phân biệt. Tâm con liền phân định ngay điều mình ưa thích. Mắt liền biết: “à, cánh tay Đâu-la-miên của Đức Phật rất đẹp. Đây là ba mươi hai tướng tốt của Như Lai.”
Đức Phật bảo A-nan “Nếu thân tâm cùng biết nhau, thế sao ông nói tâm ở ngoài thân?”
Nếu tâm ông biết được mắt thấy gì, sao ông lại nói tâm ông ở ngoài thân? Nếu nó ở ngoài thân làm sao nó lại nhận biết những gì mắt thấy? Dù vậy hãy chú ý Đức Phật không nói tâm ở bên trong. Nếu tâm đã được xác định rõ ràng như thế rồi thì đó là sai lầm.
Kinh văn:
19.             是故應知,汝言覺了能知之心,住在身外,無有是處
20.             Thị cố ưng tri, nhữ ngôn giác liễu năng tri chi tâm trú tại thân ngoại, vô hữu thị xứ.
Việt dịch:
 Thế nên phải biết, ông nói tâm thấy nghe hiểu biết ở ngoài thân, thật không có lý.
Giảng:
Do vì ý kiến của A-nan cho rằng tâm là ở bên trong thân không dứt khoát, nên A-nan chuyển sang ý định cho rằng tâm ở ngoài thân. Đức Thế tôn đã dùng rất nhiều ví dụ để chỉ dạy cho A-nan , nhưng bất hạnh thay, A-nan chỉ biết dùng tâm ý thức của mình để phân tích Phật pháp, mà tâm ấy là đối tượng của sinh diệt. A-nan chưa nhận ra được thể tánh thanh tịnh sáng suốt của chơn tâm thường trụ. Thế nên Đức Phật phê phán A-nan một lần nữa.
Thế nên phải biết, ông nói tâm thấy nghe hiểu biết ở ngoài thân, thật không có lý.
Đức Phật nói: “Ông sai rồi. Tâm tính toán và tâm hiểu biết ấy không ở bên ngoài thân ông. Ông hiểu không? Ông lầm rồi!”
Kinh văn:
21.             阿難白佛言:世尊,如佛所言,不見內故,不居內。身心相知,不相離故,不在身外。我今思知在一處。
22.             A-nan bạch Phật ngôn: Thế tôn! Như Phật sở ngôn, bất kiến nội cố, bất cư thân nội. Thân tâm tương tri, bất tương ly cố, bất tại thân ngoại. Ngã kim tư duy, đương tại nhất xứ.
Việt dịch:
 A-nan bạch Phật: Bạch Thế tôn, như lời Phật dạy, vì chẳng thấy bên trong, nên tâm con chẳng phải ở trong thân. Vì thân tâm đều biết nhau, mà chẳng rời nhau nên tâm con chẳng phải ở ngoài thân. Nay con suy nghĩ, biết nó ở tại một chỗ.
Giảng:
A-nan suy xét. ‘Nó lại ở đây rồi’ ! Do vì A-nan còn lo ngại rằng mình sẽ sai lầm.
A-nan bạch Phật: “Bạch Thế tôn như lời Phật dạy,”
A-nan nghĩ rằng: “con theo Phật xuất gia đã lâu, con lắng nghe những lời chỉ dạy của Đức Phật, bao gồm những giáo lý mà Đức Phật đã giảng, là những lời khai thị đã được hiển bày.
Vì thân, tâm đều biết nhau mà chẳng rời nhau, nên tâm con chẳng phải ở ngoài thân.
Nay Đức Phật bảo nó chẳng phải ở ngoài.
Nay con suy nghĩ, biết nó ở tại một chỗ.
Ở bên ngoài thì không đúng. Nay con có một suy nghĩ khác. ở bên trong cũng không đúng, vậy thì tâm con chắc hẳn phải có một chỗ riêng biệt.
Kinh văn:
佛言處今何在。阿難言。此了知心。既不知內而能見外。如我思忖潛伏根裏
23.             Phật ngôn: Xứ kim hà tại? A-nan ngôn: Thử liễu tri tâm, ký bất tri nội, nhi năng kiến ngoại, như ngã tư thổn, tiềm phục căn lý.
Việt dịch:
 Đức Phật hỏi: “Nay ở nơi nào?”
A-nan thưa: “Do tâm rõ biết này chẳng biết những gì bên trong, mà lại thấy được những thứ bên ngoài. Như con suy xét, thì nó núp bên trong con mắt.”
Giảng:
Đức Phật hỏi: “Nay tâm ở nơi nào?”
À, ông nói tâm chắc là ở một nơi nào đó. Nơi ấy là gì? Tâm ông ở đâu? Nói nhanh lên!”
Đó là nội dung Đức Phật hỏi A-nan.
A-nan thưa: “Do cái tâm rõ biết này không biết những gì bên trong mà lại thấy được những vật bên ngoài. Như con suy xét thì…
Trước đây, A-nan nói: “Như con suy nghĩ.” A-nan lại nói: “Nay con suy xét.” Đó cũng vẫn là công việc của thức tâm. “Suy nghĩ” hay “suy xét” cả hai đều là cái dụng của tâm ý thức, là đối tượng của sinh diệt. A-nan suy điều gì? tâm nó núp ở trong con mắt
Mắt tức là nhãn căn. Tâm ẩn dấu trong bộ phận này. A-nan nói: Tâm bị ẩn dấu nơi đó, khiến người ta không thể nhìn thấy nó được. Nghĩa của chữ “ẩn núp” là như vậy.
Đức Phật không đáp lại ý này ngay lúc đó. Thực ra ý kinh muốn để cho quý vị rơi vào nơi lơ lững một hồi lâu. Ngày nay, tôi nghe nhiều người cho rằng họ không hiểu được kinh. Quý vị không hiểu thì chẳng phải nói làm gì, mà cần một phải nghe trọn vẹn hết kinh văn, thì mới có thể hiểu được. Nếu quý vị nghe không hết thì làm sao mà hiểu được? Dĩ nhiên là quý vị không thể nào hiểu được. Nếu quý vị đã hiểu kinh rồi, tại sao đây là lần đầu tiên quý vị đến nghe giảng kinh? Quý vị không nên nói: “Tôi không hiểu gì cả, tôi không nghe nữa.” Đó chỉ là vì quý vị không hiểu những điều quý vị đang nghe giảng.
Kinh văn:
24.        猶如有人取 合其兩眼,雖有物合,不留礙。彼根隨見,隨即分別。
25.             Do như hữu nhơn, thủ lưu-ly uyển, hiệp kỳ lưỡng nhãn, tuy hữu vật hiệp, nhi bất lưu ngại. Bỉ căn tùy kiến, tùy tức phân biệt.
26.             Việt dịch:
Ví như có người lấy chén lưu ly úp lên con mắt, tuy có vật phủ lên mà mắt chẳng bị ngăn ngại. Khi mắt thấy được, liền theo đó có sự phân biệt.
 Giảng:
A-nan liền đưa ra cho Đức Phật một ví dụ để biện minh cho luận điểm của mình.
Ví như có người lấy chén lưu ly úp lên con mắt, tuy có vật phủ lên mà mắt chẳng bị ngăn ngại.
Thực ra, chẳng có ai làm như thế, nhưng A-nan phát kiến ra có người đeo kính là sát với nghĩa trong kinh văn hơn. Vào thời Đức Phật, kính đeo mắt bây giờ được gọi là chén lưu ly. Kính tuy đeo vào phía trước mắt, nhưng không ngăn ngại, khiến mắt vẫn có thể thấy được vật. Trong ví dụ của A-nan, tâm được biểu thị bằng mắt. Và mắt, nơi A-nan cho rằng tâm ẩn núp trong đó, được biểu thị bằng kính (chén lưu ly). Tâm ta, theo ý của A-nan, là nằm ẩn sau mắt, nhưng mắt không làm cho tâm bị chướng ngại không thể thấy được.
Khi mắt thấy được, theo đó liền có sự phân biệt.
Đó là ngay khi quý vị thấy, tâm liền biết. Sự phân biệt ấy xảy ra nơi nhãn căn (mắt), nơi mà theo A-nan nói, là tâm ẩn núp trong đó. A-nan nghĩ rằng: “Lần này, lý thuyết mà ta vừa phát hiện ra chắc là phải đúng.”
A-nan vẫn còn nghĩ mình rất là thông minh: “Hãy xem tôi thông minh chưa! Mọi điều Đức Phật gạn hỏi, tôi đều trả lời được." Tại sao A-nan vẫn tiếp tục mắc phải sai lầm? Bởi vì A-nan đã sử dụng thức tâm sinh diệt. Bất kỳ tình huống nào, A-nan luôn luôn dùng cái tưởng để suy xét mọi khía cạnh của sự việc. Sự suy nghĩ của A-nan đã dựa trên sự tưởng tượng phát khởi từ tâm ý thức và A-nan đã tưởng rằng tâm ý thức ấy là chân tâm. A-nan không hề biết rằng chân tâm thì chẳng hiện hữu cũng chẳng không hiện hữu. Chân tâm chính là tự tánh.
A-nan giống như người đã lạc đường, nên càng đi, càng bị lạc xa hơn; càng đi lạc, càng nghĩ là mình đã đi đúng đường. Thế nên bây giờ A-nan lại đưa ra những lý lẽ khác với Đức Phật để biện minh cho ý của mình.
Kinh văn:
27.        然我覺了能知之心,不見內者,為在根故。分明矚外,無障,潛根
28.             Nhiên ngã giác liễu năng tri chi tâm bất kiến nội giã, vị tại căn cố. Phân minh chúc ngoại, vô chướng ngại giả, tiềm căn nội cố.
29.             Việt dịch:
Song cái tâm rõ biết của con chẳng thấy được bên trong, là vì nó ở trong con mắt. Nhưng nó vẫn thấy được vật bên ngoài rõ ràng không bị chướng ngại, là vì tâm núp sau con mắt.
Giảng:
Song cái tâm rõ biết của con chẳng thấy được bên trong là vì nó ở trong con mắt.
Tại sao tôi không thể thấy được bên trong thân tôi? Là vì tâm tôi núp trong con mắt rồi?
Nhưng vẫn thấy được vật bên ngoài rõ ràng không bị chướng ngại, là vì tâm núp sau con mắt.
Tại sao tôi chỉ nhìn thấy bên ngoài chứ không nhìn thấy được bên trong? Là do ở tâm tôi cũng tức là tánh thấy; khả năng để thấy được, đang ẩn nấp trong con mắt, thế nên không có gì ngăn ngại khi nhìn ra ngoài. Liệu A-nan có đúng không trong lý luận này? Đoạn kinh văn sau đây sẽ chỉ bày sáng tỏ vấn đề ấy.
Kinh văn:
佛告阿難,如汝所言,潛根內者,猶如璃。彼人當以璃籠眼,當見山河,璃不?
如是世尊,是人當以璃籠眼,實見璃。
30.             Phật cáo A-nan, như nhữ sở ngôn, tiềm căn nội giả, do như lưu ly. Bỉ nhơn đương dĩ lưu ly lung nhãn, đương kiến sơn hà, kiến lưu ly phủ?
31.             Như thị Thế tôn, thị nhơn đương dĩ lưu ly lung nhãn, thật kiến lưu ly.
32.             Việt dịch:
Đức Phật bảo A-nan: Như ông vừa nói, tâm núp sau con mắt, như con mắt núp sau chén lưu ly. Vậy người kia sau khi úp chén lưu ly lên mắt, mà xem thấy núi sông, thật có thấy chén lưu ly không?
Bạch Thế tôn: Đúng thế, khi người ấy úp chén lưu ly lên mắt, thật có thấy chén lưu ly.
Giảng:
Khi nghe A-nan dùng ví dụ về chén lưu ly, Đức Phật bảo A-nan: Như ông vừa nói tâm núp sau con mắt, như mắt núp sau chén lưu ly. “Giả sử đúng như cách ông nghĩ.” Đức Phật nói: “và tâm thì núp sau mắt. Vậy người kia sau khi úp chén lưu ly lên mắt mà xem thấy núi sông, thật có thấy chén lưu ly không?
Khi người trong ví dụ này mang kiếng vào để nhìn, rồi họ quan sát núi sông và đất liền và anh ta vẫn nhìn thấy cặp mắt kiếng. Đó là điều Đức Phật muốn hỏi A-nan và cách A-nan trả lời câu hỏi của Đức Phật.
Kinh văn:
33.             佛告阿:汝心若同璃合者,當見山河,何不見眼。
34.             Phật cáo A-nan: Nhữ tâm nhược đồng lưu ly hiệp giả, đương kiến sơn hà, hà bất kiến nhãn?
35.             Việt dịch:
Đức Phật bảo: “Nếu tâm ông giống như con mắt núp sau chén lưu ly, thì khi xem thấy núi sông, sao ông không thấy con mắt?”
Giảng:
Đức Phật bảo A-nan “Khi ông mang kính, ông có thể thấy được núi sông, đất liền và ông cũng có thể thấy được cả mắt kiếng. Nếu tâm ông giống như con mắt núp sau chén lưu ly. Nếu tâm ông ở trong con mắt thì mắt ông sẽ giống mắt kiếng ở trong ví dụ này. Thế nên khi tâm ông thấy được núi sông, đất liền. Thì khi xem thấy núi sông, sao ông không thấy con mắt?”
Có người sẽ nói: “Con thấy được mắt mình.” Tôi cũng thấy được mắt tôi nếu như tôi nhìn vào gương. Nếu quý vị có thể nhìn được con mắt của chính mình bằng cách hồi quang phản chiếu thì ở đây Đức Phật sẽ tán thành với chúng ta chẳng cần phải tu tập gì nữa cả. Nhưng con mắt thịt của người phàm phu không thể tự thấy chính mắt mình được. Nên mặc dù A-nan đã chứng được quả vị thứ nhất của hàng a-la-hán thì con mắt thịt của A-nan vẫn không thể nào thấy con mắt của chính mình.
Nên Đức Phật hỏi A-nan “Ông lập nên sự so sánh tâm ẩn núp trong mắt giống như mắt bị úp lên chén lưu ly, phải không? Thế thì mắt ông sẽ giống như chén lưu ly trong ví dụ ấy, và vì ông nói rằng ông có thể thấy được chén lưu ly, thế tại sao vào mọi lúc, ông đều không thấy được mắt của chính mình?”
Đó là điều Đức Phật gạn hỏi A-nan .
Kinh văn:
若見眼者,眼即同境,不得成隨。若不能見云說言此了知心。潛在根內如璃合?
36.             Nhược kiến nhãn giả, nhãn tức đồng cảnh, bất đắc thành tùy. Nhược bất năng kiến, vân hà thuyết ngôn, nhữ liễu tri tâm, tiềm phục căn nội, như lưu ly hiệp?
37.             Việt dịch:
Nếu thấy được mắt thì mắt đồng như cảnh bị thấy. Như vậy chẳng thành nghĩa tùy thấy. Còn nếu chẳng thấy con mắt thì tại sao ông lại nói tâm hiểu biết này núp trong con mắt như con mắt núp sau chén lưu ly?
Giảng:
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni gạn hỏi A-nan thêm: “Nếu thấy được mắt thì mắt đồng như cảnh bị thấy.” Đó thật rõ ràng là A-nan không thấy được mắt mình, nhưng Đức Phật ngại rằng A-nan sẽ trở nên lầm lẫn khi A-nan quyết đoán rằng A-nan thấy được mắt mình. Thế nên Đức Phật chỉ ra rằng nếu A-nan thấy được mắt mình, có nghĩa mắt của A-nan là vật ở bên ngoài A nan, không phải là một bộ phận trên thân thể của A-nan . Như vậy chẳng thành nghĩa tùy thấy.
A-nan, ông không nên quyết đoán như vậy, vì khi ông nghĩ như thế thì “nhãn căn theo đó mà thấy được ngay và sự phân biệt cũng theo đó có liền.”
Còn nếu chẳng thấy mắt, tại sao ông nói tâm hiểu biết này núp trong con mắt như con mắt núp sau chén lưu ly?
Nếu ông không thấy được mắt mình? Thì làm sao ông lại quyết đoán tâm ông ẩn núp sau con mắt như cách mắt mang kính? Ví dụ về chén lưu ly úp trên con mắt ấy không ổn. Nó hoàn toàn không hợp lý.



[1] Mười hai loại chúng sinh: 1) Noãn sinh; 2) Thấp sinh; 3) Thai sinh; 4) Hóa sinh; 5) Hữu sắc; 6) Vô sắc;7) Hữu tưởng; 8) Vô tưởng 9) Phi hữu sắc; 10) Phi vô sắc; 11) Phi hữu tướng; 12) Phi vô tưởng. 
[2] inche = 2,54cm
[3] S: Tūla; phiên âm Đâu-la兜羅, đổ-la堵羅, đố-la妒羅. Hán dịch tế-hương-miên細香綿



(còn tiếp)

0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites