Pages

24 July 2015

QUÝ VỊ BIẾT NIỆM PHẬT CHĂNG ?

http://phapsutinhkhong.com/public/upload/images/Anh_bia/HT_%20T%E1%BB%8Bnh%20Kh%C3%B4ng%20174.jpgLục căn của chúng ta nó chạy rong bên ngoài. Mắt chạy theo sắc trần, nhìn thấy sắc tướng, hợp với tâm ý của chính mình liền khởi tham ái, không hợp ý mình thì bài xích. Đây là mắt từ sáng đến tối chạy rong bên ngoài. Nhiếp là gì? Tức là thu trở về. Mắt không nên chạy rong bên ngoài, không nên chạy theo sắc tướng, mà phải thu trở về. Trở lại để nhìn điều gì? Trở là để nhìn vào tự tánh.







Xướng A Di Đà chính là chúng ta to tiếng đọc câu Phật hiệu. Công đức của nó có thể diệt được trọng tội từ vô thỉ. Chúng ta mổi ngày đều xướng niệm, thì tội nặng từ vô lượng kiếp đến nay có thật sự diệt tận chăng? Hình như không có. Chẳng những không có, mà hầu như là tăng thêm tội nghiệp của chúng ta. Nên hiện nay có người bài xích Phật giáo, bài xích Phật A Di Đà. Tình hình này là sao? Chúng ta từ trước học cho đến đây trong lòng đều hiểu rỏ. 

Vấn đề của chúng ta ngày nay là ở chổ “biết không?” Chư vị cổ đức trong tông môn đều dùng lời này để khảo nghiệm người học. Giáo môn cũng không ngoại lệ. Quý vị biết niệm Phật chăng? Sao lại gọi là biết niệm? Sao gọi là không biết niệm? Điều này phải hiểu cho rỏ. Nếu không hiểu rỏ ta sẽ nói, lời trong kinh nói không đúng, là lời không thật. Nếu hiểu thì ta sẽ tin tưởng, lời trong kinh hoàn toàn không sai. Khi lâm mạng chung nhất tâm niệm mười niệm nhất định được vãng sanh. 

Biết niệm mới được. Tiêu chuẩn biết hay không biết này, trong Kinh Lăng Nghiêm “Đại Thế Chí Bồ Tát Viên Thông Chương”, đã dùng tám chữ rất đơn giản khai thị cho chúng ta, kiến lập tiêu chuẩn. Bồ tát Đại Thế Chí dạy: “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”. Đây gọi là biết niệm. Niệm Phật như vậy thì chỉ cần niệm một tiếng Phật hiệu, trong kinh nói tiêu 80 ức kiếp trọng tội sanh tử. Đây đều là sự thật. Hai câu này chúng ta chưa làm được. Nếu làm được hai câu này, trình độ cao là lý nhất tâm bất loạn, trình độ thứ hai cũng là sự nhất tâm bất loạn. Không phải là công phu thành phiến. Công phu thành phiến không có công đức lớn như vậy. 

Sao gọi là đô nhiếp lục căn? Lục căn là nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý. Nhiếp là thu nó trở về. Mạnh Tử nói: “Học vấn chi đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ”. Câu này của Mạnh Tử có thể dùng để chú giải đô nhiếp lục căn. Mạnh tử hiểu được, thật là đại thánh đại hiền. Lục căn của chúng ta nó chạy rong bên ngoài. Mắt chạy theo sắc trần, nhìn thấy sắc tướng, hợp với tâm ý của chính mình liền khởi tham ái, không hợp ý mình thì bài xích. Đây là mắt từ sáng đến tối chạy rong bên ngoài. Nhiếp là gì? Tức là thu trở về. Mắt không nên chạy rong bên ngoài, không nên chạy theo sắc tướng, mà phải thu trở về. Trở lại để nhìn điều gì? Trở là để nhìn vào tự tánh. Nhĩ không nên chạy theo âm thanh, phải thu trở về. Bồ Tát Quán Thế Âm dùng pháp môn này. “Phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo”. Quay đầu lại sẽ kiến tánh. Chạy rong bên ngoài, những điều ta thấy đều là sắc trần, thanh trần, lục trần. Lục căn tiếp xúc với lục trần, đây là tạo nghiệp luân hồi, khó mà ra khỏi luân hồi lục đạo. Còn tạo nghiệp này đều là tội, nghiệp tội. Quả báo ở tam đồ rất đáng sợ. Ý căn. Ý là ý niệm, là tư tưởng. Nó duyên với pháp trần. Pháp trần là gì? Hình ảnh của tiền ngũ căn lưu lại gọi là pháp trần. Thông thường chúng ta gọi là ấn tượng, họ đang nghĩ. Khi nhãn nhĩ tỷ thiệt thân rời cảnh giới bên ngoài, thì nó nghĩ đến hiện tượng này. Hôm nay gặp được người nào đó, gặp được việc gì đó. Nó đang nghĩ những điều đó. Thậm chí chúng ta xem ti vi, nghe quảng cáo. Cũng là lục căn chạy rong bên ngoài, nhưng không ai hiểu để thu nó trở lại. Thu trở lại sẽ như thế nào? Trở thành nhất tâm. Chỉ tâm nhất xứ, chế tâm nhất xứ đó chính là thiền định. Thiền định không phải là ngồi xếp bằng xoay mặt vào vách, thật sự thiền định là chế tâm vào một chổ. Nên đi đứng ngồi nằm đều ở trong định. 

Trong kinh thường nói: “na già thường tại định, vô hữu bất định thời”. Trong nhị lục thời đều ở trong định. Dùng tâm như vậy niệm Phật sẽ được tịnh niệm. Tịnh là gì? Là không hoài nghi, không xen tạp. Chúng ta niệm Phật xen lẫn vọng niệm, khiến toàn bộ công phu đều bị phá hoại, thật không dể. Trong “Văn Sao” Ấn Quang đại sư cũng nói rất nhiều, chính là nói về công phu niệm Phật. Thông thường thật sự niệm Phật ở nơi niệm Phật đường, thời gian một cây hương. Người xưa không có nhiều đồng hồ. Thời gian niệm Phật trong điện Phật dùng cái gì để tính? Dùng hương để tính. Hương dài là một tiếng rưỡi, hương thường là một tiếng đồng hồ. Đây gọi là một cây hương. Trong một cây hương, còn có năm ba tạp niệm. Có đấy chứ chẳng phải không có đâu. 

Ấn Quang đại sư nói công phu như vậy cũng xem là không tệ. Công phu như vậy ở trong niệm Phật đường, ít nhất phải niệm trên ba năm. Một cây hương có thể giảm đến năm ba vọng niệm. Từ đó cho thấy, nếu trong cây hương này mà không có tạp niệm nào. Như vậy là công phu gì! Tại sao có tạp niệm? Chưa buông bỏ. Quá nhiều chuyện vướng bận. Điều này chẳng thể không biết. Có những tạp niệm này, niệm Phật chẳng những không thể diệt được tội, mà còn tăng thêm tội nghiệp, tăng trưởng tội nghiệp. Tăng trưởng tội nghiệp gì? Niệm Phật A Di Đà mà tâm không chân không thành. Vì sao? Bởi chưa thu nhiếp lục căn. Không chân, không thành, đó là dùng vọng tâm, chứ không phải dùng chân tâm. 

Quý vị nghĩ xem như vậy có tội hay không? Đối với pháp môn tịnh độ vẫn giữ thái độ hoài nghi. Cầu sanh thế giới tây phương Cực Lạc cũng đặt ra rất nhiều dấu hỏi. Thế giới tây phương Cực Lạc có thật hay không? Phật A Di Đà là thật hay là giả? Rất nhiều câu hỏi. Những vấn đề này đức Phật tuyệt đối sẽ không trách chúng ta. Vì sao? Vì thế giới Cực lạc không ở trên địa cầu, chưa từng có người đến đó xem qua. Người vãng sanh rồi cũng không trở lại báo cáo. Đi rồi thì bặt vô âm tín, như vậy làm sao khiến người ta tin được. (4325)

Pháp Sư Tịnh Không

0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites