Pages

30 April 2012

Vai trò của người Phật tử đối với Đạo và Đời

 
Hàng tại gia đừng phóng túng thân tâm. Đối với gia đình thì làm tròn đạo hiếu, trên kính, dưới nhường, đối với vợ chồng phải hòa thuận, giữ trọn bổn phận làm cha, mẹ; vợ hay chồng.


I/Tổng Luận

“Hạnh phúc thay đức Phật ra đời
Hạnh phúc thay giáo pháp xương minh
Hạnh phúc thay Tăng già hòa hợp
Hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu”
                                [Pháp cú 194].

Sự xuất hiện của đức Phật, giáo pháp được tuyên dương, Tăng già thanh tịnh hòa hợp và tứ chúng đồng tu đều đem lại an lạc cho chư thiên và loài người. Tứ chúng trong đạo Phật gồm có Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni (hàng xuất gia), Ưu bà tắc, Ưu bà di (hàng tại gia), vai trò của hàng tại gia trong đạo Phật, được đức Phật xác nhận đệ tử của ta có 4 chúng gồm: 2 chúng xuất gia và 2 chúng tại gia đều phải có trách nhiệm đối với đạo cũng như đời. Vấn đề đặt ra vì sao có bài tham luận này. Bởi vì, hoàn cảnh hiện nay có nhiều hệ tư tưởng xâm nhập từ bên ngoài vào đã xói mòn niềm tin của Phật tử đối với đời sống tu học và sinh hoạt giữa cuộc đời.

II/ Ý Nghĩa Phật Tử

 image

Có hai hạng Phật tử: Phật tử ngoại hộ và Phật tử chính danh
1/Phật tử ngoại hộ: Gồm có hai giới nam và nữ được gọi là cận sự nam và cận sự nữ hoặc Ưu bà tắc và Ưu bà di. Những người đã thọ Tam quy và trì Ngũ giới, gần gũi hàng xuất gia để hộ trì Tam bảo. Hai giới này chỉ giá trị hành đạo trong một đời.
2/Phật tử chính danh: Thọ trì Đại thừa Bồ Tát giới, đời đời kiếp kiếp hộ trì Tam bảo, không những có trách nhiệm đối với đời mà còn đối với mọi loài chúng sanh, tịnh Phật quốc độ trải qua vô số kiếp cho đến khi thành Phật.

III/Kinh nghiệm trong dòng chảy lịch sử:

Từ khi đức Thế Tôn chuyển vận bánh xe pháp cho đến ngày này có nhiều hàng cư sĩ, Phật tử đã đóng góp lớn cho đạo và đem lại lợi ích không nhỏ cho đời. Đó là những gương sáng mà nay vẫn còn lưu lại.
-Ấn Độ:
Trưởng giả Cấp Cô Độc: Vị thí chủ quan trọng nhất thời đức Phật còn tại tiền, ông là một trưởng giả triệu phú. Ông đã cúng dường Tịnh xá Kỳ Viên (Jetanava) cho đức Phật và giáo đoàn, phần lớn các bài pháp cũng được đức Phật thuyết giảng tại đây.
Nữ thí chủ Visàkhà: Là con gái của nhà triệu phú Dhananjaya. Cô có lòng quảng đại và tâm đạo rất nhiệt tình. Do đức độ đại lượng cô được xem là người tín nữ có công nhiều nhất trong các Phật sự. Giới Bát quan trai đã được đức Phật giảng cho bà  và đã lưu truyền đến ngày nay hàng cư sĩ Phật tử đã tu tập.
Jivika: Là vị lương y trứ danh thường ở gần đức Phật để chăm lo sức kheo cho Ngài. Thường ngày ông đến yết kiến đức Phật ba lần. Chính ông đã khuyên vua A Xà Thế (Ajatasattu) đến gặp đức Phật để sám hối việc giết cha.
Hàng vua chúa:
Bình Sa Vương: Trị vì nước Ma Kiệt Đà, là vị thí chủ đầu tiên trong hàng vua chúa trị vì thời đức Phật. Ông đã cúng dường khu vường Trúc Lâm cho đức Phật và giáo đoàn. Sau khi nhà vua đã sống đời gương mẫu của một vị vua và nghiêm trì 8 giới Uposatha. Vì còn dư báo nên ông bị con là vua A Xà Thế giết chết. Và sau vua A Xà Thế được gặp đức Phật trở thành một thiện tín lỗi lạc và tạo nhiều công đức trong cuộc kết tập kinh điển lần đầu tiên.
Vua Pasenadi Kosada (Ba Tư Nặc): Trị vì vương quốc Kosala, đóng đô tại Savatthi (Xá Vệ). Ông cùng tuổi với đưc Phật, ông đã quy y đức Phật trong những năm đầu tiên sau khi đức Phật hoằng dương giáo pháp, trong các kinh tạng Nikaya phần lớn ghi lại lời đức Phật dạy vua Kosala. Chính vấn đề an cư kiết hạ của chư Tăng do nhà vua thỉnh thị  đức Phật và được đức Phật đồng ý [Đức Phật và Phật Pháp- Phạm Kim Khánh dịch].
-Trung Hoa:
Đời nhà Lương có vua Lương Võ Đế.
Đời nhà Đường, Đường Thế Dân cung cử Ngài Huyền Trang đi Tây Trúc thỉnh kinh từ Tây Trúc về Trung Hoa.
-Việt Nam:
Đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam phải  kể đến đời Lý, Trần, Thiền phái Trúc Lâm yên Tử do vua Trần Nhân Tông (Điều Ngự Giác Hoàng) khai sáng rồi đến Tuệ Trung Thượng Sĩ…
Thời hiện đại của thế kỷ XX, tại miền Nam Việt Nam (Sài Gòn), nơi đầu tiên khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo, năm 1931 Hội Phật học ra đời mang tên “Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học” do HT. Từ Phong làm hội chủ, cùng có cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền. Tại miền Trung (Huế), do HT. Giác Tiên, Phước Hậu, Tịnh Hạnh…. Cư sĩ Tâm Minh_Lê Đình Thám đứng ra thành  lập “An Nam Phật học hội” vào năm 1932. Tại miền Bắc (Hà Nội), năm 1934, HT. Trí Hải và Tổng đốc Nguyễn Năng Quốc, Trần Trung Chấn… chủ xướng thành lập “Hội Phật giáo Bắc Kỳ”. Năm 1951, Phật giáo 3 miền họp hội nghị tại chùa Từ Đàm Huế, thành lập “Tổng hội Phật giáo Việt Nam”. Năm 1954, đất nước tạm chia 2 miền Nam-Bắc. Năm 1958, miền Bắc thành lập “Hội Phật giáo Thống Nhất Việt Nam”, miền Nam vào năm 1964 “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất” được thành lập, HT Thích Tịnh Khiết được suy cử làm Tăng Thống giáo hội, trong thời kỳ này đã có nhiều vị cư sĩ đã góp công cho Phật giáo Việt Nam ở nhiều lĩnh vực như: Giáo dục có cụ Mai Thọ Truyền, Lê Đình Thám, Trần Trung Chấn….văn học nghệ thuật, âm nhạc có Trần Trọng Kim, Lê Lừng (Tác giả hai Đóa Sen Trắng và huy hiệu hoa sen của GĐPT VN) Lê Cao Phan (tác giả bài Giáo Hội Phật giáo Việt Nam), Võ Đình Cường (sáng lập viên GDPT VN)…
Sau ngày thống nhất tổ quốc năm 1975, ngày 7/11/1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành Lập, thống nhất 9 tổ chức giáo hội, hệ phái Phật giáo trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đại hội được tổ chức tại Thủ Đô Hà Nội, có 165 vị đại biểu tham dự và đã suy tôn HT Thích Đức Nhuận (Trụ trì chùa Hòe Nhai Hà Nội) làm Pháp Chủ. Nhìn tổng thể đều có mặt những vị cư sĩ tham gia hoạt động hộ trì Tam bảo.

IV/Thực trạng và phương pháp giải quyết:

a.Thực trạng hiện nay:

Nhìn thẳng vào sự thật trong tinh thần “ái hộ” lẫn nhau về tinh thần giữ gìn chánh pháp và hộ trì Tam bảo nhằm giúp chánh pháp ngày càng được xương minh.
Thực trạng hiện nay có một số cư sĩ ít có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, đưa đến sự tha hóa trong gia đình, đánh mất mình là Phật tử.
Đối với bản thân: Ít tham cứu học hỏi giáo lý, không chịu khó nghe pháp, lợi dụng nghi lễ đi ứng phó đạo tràng, tranh nhau về lợi dưỡng.
Đối với gia đình: Ít quan tâm giáo dục con cái, khiến con cái đi vào con đường xấu như: Ma túy, cờ bạc, trộm cắp….dẫn đến vi phạm pháp luật hiện hành.
Đối với xã hội: Thờ ơ nỗi khổ của người khác, với xóm giềng thì ăn nói thô lỗ, tranh chấp quyền lợi cá nhân.
b/Những phương pháp giải quyết hoặc biện pháp thực hiện
Hàng nam nữ Phật tử đều phải tu học để tịnh hóa tự thân đồng thời phải có trách nhiệm đối với gia đình xã hội và đạo pháp.
Đối với con cái phải khuyến hóa đi chùa, quy hướng Tam bảo, tham gia các Phật sự, các tổ chức trong giáo hội như tham gia Gia đình Phật tử, đạo tràng, đoàn chúng, các hội từ thiện, tránh xa các tệ nạn xã hội… gần gũi hàng tu sĩ để học tập giáo lý.  Xã hội muốn được an lành cần phải kết hợp nhiều tầng lớp trong xã hội, nhà nước cần quan tâm hơn nữa về Phật giáo, bởi vì Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc. Nếu không có Phật giáo thì dân tộc dễ bị các thế lực ngoại bang làm tha hóa đạo đức của nước nhà. Bởi vì “Đạo không đời là Đạo diệt, đời không Đạo là đời loạn ly”.
Trong các kinh tạng đức Thế Tôn đã có dạy cho hàng cư sĩ về những vấn đề này. Kinh Ưu bà tắc giới trong phẩm Nhiếp Thủ và phẩm Thọ Giới đã dạy: Hàng tại gia đừng phóng túng thân tâm. Đối với gia đình thì làm tròn đạo hiếu, trên kính, dưới nhường, đối với vợ chồng phải hòa thuận, giữ trọn bổn phận làm cha, mẹ; vợ hay chồng. Đối với xã hội, trong sự buôn bán giao dịch phải giữ được sự trung tín chân thật, thì xã hội sẽ không chém giết, tranh giành lường gạt mà chỉ có sự tương kính lẫn nhau. Tôn trọng cúng dường và hộ trì Tam bảo. Người Phật tử khi làm lãnh đạo phải xem toàn dân như một, không có kẻ ghét người thương, không hành hạ khốn khổ đối với dân, không xâm lấn nước khác, ngăn cấm cờ bạc và nghề xấu xa, bao giờ cũng đi sát với dân và vì dân phục vụ, nghiêm trì trộm cướp nâng đỡ người nghèo khổ, khuyến khích cơ quan đạo đức. Nhà cầm quyền được như thế và dạy nhân dân cũng như vậy thì đất nước giàu mạnh tốt đẹp biết bao.
Ngoài ra người Phật tử cũng cần phải thực hành tứ nhiếp pháp (Bố thí_giúp đỡ người nghèo khổ neo đơn. Ái ngữ_nói những lời dễ nghe. Lợi hành_thực hành các việc lợi ích cho mọi người và Đồng sự là cùng đồng cam cộng khổ với mọi người, bạn đồng tu đồng học) và học Ngũ minh (Nội minh_tham cứu và học kinh điển giáo lý Phật Đà; Nhân minh_lý luận học; Công Xảo minh_Sắp đặt mọi công việc, kinh tế, kinh doanh, sự nghiệp; Phương y minh_phương pháp trị liệu bằng thuốc men và cuối cùng là Thanh minh_biết ngôn ngữ của các nước). Cúng dường Tam bảo và hộ trì Phật pháp, cung kính gần gũi chúng Tăng (Phạm võng kinh bồ tát giới). Thực hành Bát Chánh Đạo là con đường duy nhất dẫn đến an lạc cho bản thân gia đình và xã hội.

V/ Kết Luận

Nói tóm lại,  đời sống của người Phật tử tại gia là gương mẫu trong nếp sống hằng ngày đem lại lợi ích cho Đạo và đời làm thăng hoa cho thế giới mà mình đang sống trong hiện tại và tương lai./.
(Trang nguồn: GHPGVN)

0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites