Pages

25 December 2016

TU BÁT QUAN TRAI - NHẬN DIỆN NHÂN QUẢ VÀ LUÂN HỒI



Nhân là hạt. Quả là trái, tức hạt loại nào sẽ sanh trái loài đó. Hạt cam tất mọc cây cam và sanh trái cam. Hạt soài tất mọc cây soài và sanh trái soài.  Ý muốn nói việc thiện ắt sanh quả thiện. 
 
 



Thấu lý nhân-quả là bước học Phật đầu tiên, nói chuẩn xác là nền tảng Phật học cơ bản mà mỗi người Phật tử phải nhận diện được và nhận diện một cách thấu đáo, bởi tất cả mọi hành vi, động niệm của mỗi người Phật tử khi đối người, tiếp vật trong cuộc sống hàng ngày và diễn ra mọi nơi đều không vượt ra ngoài nhân quả.

Nhân-Quả là: Nhân là hạt. Quả là trái, tức hạt loại nào sẽ sanh trái loài đó. Hạt cam tất mọc cây cam và sanh trái cam. Hạt soài tất mọc cây soài và sanh trái soài.  Ý muốn nói việc thiện ắt sanh quả thiện. Việc ác ắt gặt quả ác. Luật nhân quả thiện ác vốn không phải Phật, hay Bồ tát hay một đấng Thánh thần nào đặt ra mà đức Phật chỉ nêu ra một định luật tự nhiên, nếu làm theo định luật tự nhiên đó sẽ gặt hái được an vui và hạnh phúc, còn nếu ngược lại sẽ gặt hái phiền não và đau khổ. Ví thử một người nông phu khi gieo trồng, cày cấy, thu hoạch đều phải thuận theo thời vụ tự nhiên thì mới gặt hái được kết quả như ý nguyện.


Làm thế nào để người Phật tử nhận thấy tầm quan trọng của nhân-quả mà quán chiếu, đem áp dụng trong cuộc sống đời thường cũng như tu đạo, đó là điều trăn trở lớn mà BTC chùa Phật Huệ nói riêng cũng như ưu tư của TT Trụ Trì luôn quan tâm và thường đặt ra trong các khoá tu học thường niên hàng tuần.

Trong khoá tu Bát Quan Trai do chùa Phật Huệ tổ chức trong hai ngày 17-18.12.2016 lần này, sau phần thọ giới, TT Thích Từ Trí cũng đã có một thời pháp ngắn dành cho các giới tử về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thọ Bát Quan Trai Giới cũng như hiểu rõ nhân quả và luân hồi.

Chủ đề này đã được TT Trụ Trì cùng chư Tôn Đức Tăng Ni nêu ra và lý giải khá tường tận trong buổi pháp đàm diễn ra tối ngày 17.12.2016, bởi có nhân ắt có quả. Quả báo tức là nghiệp báo. Có nghiệp báo ắt phải luân hồi.  Do trong Quy Sơn Cảnh Sách có nói:
Tuỳ nghiệp hệ thọ thân vị miễn hình luỵ (theo nghiệp mà thọ thân này làm sao khỏi khổ luỵ về thân).

Vì thế nhân quả và luân hồi tuy là hai chủ đề tưởng như tách biệt, nhưng thực tế nó là một mắt xích không thể tách rời trong mỗi hành trình sanh-trụ-hoại-diệt của mỗi chúng sanh trong lục đạo. Nắm được lý nhân quả, hiểu rõ nhân quả, người Phật tử sẽ biết cách để chuyển hoá hay còn gọi là thay nhân, đổi quả. Thay nhân không phải là tìm cách phủ nhận cái nhân bất thiện mình đã gây tạo để biến nó thành quả thiện, trái lại thay nhân được hiểu, trong tam độc tham, sân, si thì ý nghiệp là quan trọng nhất, do đó muốn chuyển hoá nghiệp báo người Phật tử phải chuyển hoá từ trong tâm.
Trong bài kinh sám hối có ghi:

Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm diệt nhược thời tội diệt vong
Tội không tâm diệt lưỡng câu không
Thế mới thật là chân sám hối.


Dưới đây là một số hình ảnh trong từ khoá Tu Bát Quan Trai 17-18.12.2016 vừa qua












0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites