Pages

THƯ MỜI GIAO THỪA GIÁP THÌN 2024

Đêm Giao Thừa Giáp Thình được bắt đầu từ 18.00h ngày 09.02.2024...

CHƯƠNG TRÌNH ĐÓN GIAO THỪA VÀ ĐÊM VĂN NGHỆ MỪNG XUÂN 2024

Chương Trình Đón Giao Thừa và Đón Xuân giáp Thình diễn ra từ 18.00h ngày 09.02.2024 đến 11.02.2024...

ĐÊM VĂN NGHỆ MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 10.02.2024

Đêm Văn Nghệ Mừng Xuân sẽ diễn ra lúc 18.00h ngày 10.02.2024...

CHƯƠNG TRÌNH RẰM THÁNG GIÊNG 18.02.2024

Chương Trình Rắm Tháng Giêng sẽ diễn ra lúc 10.30h ngày 18.02.2024...

THƯ MỜI ĐẠI LÊ VU LAN PL.2567

Đây cũng là nhân duyên thù thắng giúp cho quý Phật tử, quý đồng hương khắp nơi hội đủ duyên lành, vân tập về chùa, cúng dường lên Chư Tăng,

LƯU NIỆM PHẬT ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2567 THỨ BẢY 27.05.2023

Hình ảnh Lễ Lưu Niệm Đại Lễ Phật Đản ngày 27.05.2023 tại Frankfurt am Main...

ALBUM LƯU NIỆM ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2567

Những hình ảnh trong Đại Lễ Phật Đản PL.2567 ngày 27.05.2023

GIỚI THIỆU VỀ MANDALA KALACHAKRA TỪ 16-27.05.2023

Mandala được coi là cung điện cư trú của các Kim Cang Vương và các đồ chúng của mình...

29 October 2014

HỘI "CHANCE TO GROW" THĂM VÀ TẶNG QUÀ CÔ NHI VIỆN ĐỨC SƠN VÀ TẶNG HỌC BỔNG HỌC SINH NGHÈO QUẢNG TRỊ


Xin giới thiệu cùng quý Đạo hữu những hình ảnh của Hội Từ Thiện „Chance to Grow“ Đức Quốc trong chuyến thăm viếng, tặng quà cho Cô Nhi Viện Đức Sơn – Huế và trao học bổng cho học sinh nghèo và tặng quả cho học sinh nghèo Miền núi Quảng Trị ngày 26-27.09.201

28 October 2014

CHUYẾN ĐI TÌNH THƯƠNG - CỨU TRỢ LÀNG NGƯỜI MÙ SÓC TRĂNG

Xin giới thiệu cùng quý Đạo hữu những hình ảnh ghi lại trong chuyến về thăm và cứu trợ Làng Người Mù tại Sóc Trăng, Huyện Vĩnh Châu ngày 08.10.2014 của Chùa Phật Huệ - Đức Quốc

27 October 2014

NIỆM PHẬT THẬP YẾU - PHẦN II

http://www.chuabuuminh.vn/UserImages/2011/08/15/1/luanhnnptmp2_jpg.jpgNhư lời Phật huyền ký: "Đời mạt pháp người tu thì nhiều nhưng khó có ai đắc đạo." Mà khi chưa chứng đạo, nếu còn nghiệp lực nhỏ như sợi tơ cũng bị luân hồi. Dù có một vài vị ngộ đạo, nhưng ngộ chưa phải là chứng, chỉ do sức định chế phục nghiệp thức khiến cho lắng động lại, nên tạm được khai tâm, lúc chuyển sanh vẫn còn bị hôn mê không được tự tại. Đến kiếp sau, duyên tiến đạo thì ít cảnh thối đạo lại nhiều, nguyện giải thoát đã thấy khó bảo toàn chắc chắn

26 October 2014

CHUYẾN VIẾNG THĂM CHÙA PHẬT HUỆ CỦA PHÁI ĐOÀN PHẬT TỬ CANADA

Nhân chuyến hành hương qua đất Phật Ấn Độ, ngày 26.10.2014 phái đoàn Phật tử do Thượng Toạ Thích Tâm Hoà, trụ trì chùa Pháp Vân Mississauga, Ontario-Canada đã ghé thăm chùa Phật Huệ và dâng hương lễ Phật. 

24 October 2014

NIỆM PHẬT THẬP YẾU - PHẦN I

http://www.chuabuuminh.vn/UserImages/2011/08/15/1/luanhnnptmp2_jpg.jpgẤn Quang đại sư bảo: "Như mùa hạ mặc áo vải, mùa đông mặc áo bông; sự tu hành cũng thế, không thể trái thời tiết cơ duyên được. Dù đức Đạt Ma tổ sư tái hiện ngay lúc này, nếu muốn hợp thời cơ để cứu độ chúng sanh mau được giải thoát, cũng không có pháp nào hơn môn Niệm Phật." Thế nên nếu thuyết pháp không hợp cơ, tất chúng sanh bị chìm trong biển khổ. (Thuyết pháp bất đậu cơ, chúng sanh một khổ hải). Kinh khuyên các bậc đồng nhơn, tuy tu môn khác, cũng nên lấy Tịnh Độ làm chỗ chỉ quy. Còn như nếu thấy mai trắng chẳng kém cúc vàng, bút giả cũng xin hết lòng tùy hỷ!

QUẢ BÁO SÁT SANH

http://chuatanvien.com/uploads/news/nhanqua/nhanqua.jpgHồ ly chiêu tập rất nhiều binh đội đến, hướng vào thân thể thủ tọa dùng đạn pháo bắn vào, oanh kích rất nhiều ngày cũng bắn không trúng thân thể của thủ tọa. Vì sao? Vì thủ tọa đem hết tinh thần tụng chú Đại Bi, không rời thiền sàng, đạn pháo chỉ rơi bốn bên của thủ tọa, cho nên bắn hoài không trúng.
Thủ tọa không ăn không uống nhiều ngày, thực tại sức cùng lực kiệt, trong một lúc tinh thần hốt hoảng, đầu gối bên phải bị pháo trúng, âm binh Nhật Bổn bèn thối lui. Thủ tọa giải trừ được trận pháo kích uy hiếp, lòng rất sung sướng, cho rằng vô sự. Vừa mới nghĩ như thế, cảm giác bị pháo trúng phát đau, cúi đầu nhìn xuống, đầu gối có mụt nhọt giống mặt người, có miệng, có răng, vừa sưng vừa đau, không thuốc nào chữa khỏi.

LỤC CĂN HỖ DỤNG DIỆU BẤT KHẢ NGÔN

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgQ2wRR49e8w3jCBFtUoUQ4bV5K_FbX-KJhPDnVcLKH0EhOJ4KZY8-b2AgPKoGkZDm9Fxtmvwg41NUBH-awnQerAIVH_HYySDx6qIRuWXk7uXtGEC2aUNLI_ajvjlqToAyE3BLbs5q1EYTb/s1600/Buddha.advice2.jpgMuốn đạt đến cảnh giới đó, quý vị phải không có vọng tưởng. Quý vị phải như: thấy mà không thấy, nghe mà không nghe, ngửi mà không ngửi, nếm mà không nếm, xúc mà không xúc, suy nghĩ mà không duyên cảnh. Nếu không bị cảnh giới lay chuyển, như vậy quý vị mới có thể đạt đến cảnh giới đó.

20 October 2014

VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI TỤNG KINH - NIỆM PHẬT - TRÌ CHÚ VÀ TOẠ THIỀN?


A-di-đà là danh hiệu Phật, tức tên của Ngài. Khi chúng ta niệm Phật là niệm Nam-mô A-di-đà Phật. Chữ Nam-mô nghĩa là cung kính. Nam-mô A-di-đà Phật là cung kính đức Phật A-di-đà. Nhiều Phật tử đơn giản quá cứ A-di-đà Phật thôi, đó là gọi tên mà không nói lời cung kính. Còn chúng ta xưng danh hiệu Ngài với lòng cung kính qui ngưỡng thì không có lỗi. Phật tử cần nên biết điều này để có ai thắc mắc hỏi, chúng ta giải đáp rõ ràng. 

Ý NGHĨA SỰ SỐNG - LUÂN HỒI VÀ SỰ GIẢI THOÁT - Phần 3

http://www.phathoc.net/UserImages/2557/06/07/32/y_nghia_su_song_3_1.jpgMột người được thúc đẩy bởi các xu hướng tốt lành sẽ giúp mình phát lộ được các ngôn từ êm ái và đưa đến những hành động nhân từ, nhờ đó mình cũng sẽ gom góp được các nghiệp thuận lợi. Kết quả tức khắc là một bầu không khí an bình và thân thiện sẽ hiện ra. Trái lại sự nóng giận chỉ mang lại các ngôn từ thô lỗ và các hành động hung hăng, và sẽ tạo ra ngay tức khắc một bầu không khí căng thẳng. Dầu sao, trong cả hai trường hợp các hành động đều được thực thi dưới sự chi phối của vô minh tiên khởi (tình trạng hiểu biết sai lầm)

15 October 2014

TỰ CHỦ TRONG LUÂN HỒI


http://www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2011/quy3/thapphapgioi_794836006.jpgTrở về núi rừng, bên giòng suối nơi ông đã thấy nhóm người tụ tập ăn thịt bò nướng, ông không tìm thấy dấu vết bữa tiệc thịt nướng đó ở đâu cả. Nhưng có điều làm ông cảm thấy rúng động, là bên bờ sông có xác một con quạ đang nằm, khắp mình mẩy đầy giòi bọ lúc nhúc. Ông chợt nhận ra rằng, những người ông đã thấy ở bờ sông thật ra là những con ấu trùng đang kêu gọi ông nhập bọn với chúng để ăn thịt xác con chim chết kia. Ông tự hỏi, nếu không tự nhắc nhở mình là người tu mà đi nhập bọn với chúng, có thể nào ông sẽ tái sinh làm một con ấu trùng không? Nếu thế thì muốn sinh ra làm người trở lại sẽ phải khó khăn đến thế nào? Khi ra khỏi thân xác, ông không còn có các căn như mắt, tai, mũi, lưỡi, hay tay chân...

13 October 2014

NHỮNG HÌNH ẢNH TRONG KHOÁ HUÂN TU ĐẠI BI 11-12.10.2014



Nhân ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia 19.09.2014 AL, nhằm ngày 11-12.10.2014 chùa Phật Huệ đã tổ chức khoá Huân Tu Đại Bi nhằm tạo nhân duyên cho các Phật tử có thêm cơ hội học hỏi và trau dồi kiến thức Phật pháp.

11 October 2014

QUÝ TIẾC SANH MẠNG XIN ĐỪNG PHÁ THAI - Phần 2

http://phongkhamkimma.com/upload/images/images1039882_thainhi.jpgVà một trường hợp khác là một người bạn của một người bạn mà con quen biết ở Thượng Hải. Cô ấy có nói với con, khoảng trước đó nửa tháng có nói với con là cô ấy cũng thường giúp người khác phá thai. Sau này cô ấy mắc phải căn bệnh kỳ lạ, đó là cánh tay cô ấy cứ hễ duỗi ra như vậy thì thịt cứ rớt xuống. Về sau thì ngày nào thịt cũng rơi, máu chảy tùm lum, ai nhìn thấy hết thảy đều kinh sợ, còn mình thì rất đau khổ. Sau đó cô ấy tìm đến các bệnh viện lớn trong nước để trị chứng bệnh quái lạ này. Cứ đến bệnh viện, bác sỹ nào là Trung y, Tây y rồi cô cũng đã tìm đến mà các bác sỹ cũng đành bó tay luôn.

Ý NGHĨA SỰ SỐNG - LUÂN HỒI VÀ SỰ GIẢI THOÁT - Phần 2

http://www.phathoc.net/UserImages/2557/06/07/32/y_nghia_su_song_3_1.jpgKhái niệm về cái tôi (cái ngã) của con người cũng lại được phân chia thành hai thể loại khác nhau: thể loại thứ nhất là khi chúng ta nhìn vào người khác như là một đối tượng của tâm thức mình (hình dung ra cái tôi của các người khác qua sự giao tiếp với họ) và xem người ấy hiện hữu một cách tự tại. Thể loại thứ hai là khi đối tượng của sự nhận thức chính là mình, cái tôi (cái ngã) của chính mình, và xem nó hiện hữu một cách tự tại. Thể loại thứ hai này (nhìn vào cái tôi của mình) được gọi là quan điểm sai lầm về một sự thu nạp tạm thời (tức nắm bắt một cái tôi mang tính cách cá thể của mình)

HẰNG NGÀY NIỆM PHẬT



http://cms.kienthuc.net.vn/static/Images/dataimages/201209/original/images998141_Daphat.jpgKhi vui chẳng lãng chút nào 
Khi buồn càng phải niệm mau lòng bền 
Dù cho việc gấp như tên 
Thâu đêm suốt sáng chẳng quên Di Đà

NIỆM TÂM


http://huongdanphattu.vn/uploads/news/2012_10/a_526.jpgA Di Đà Phật đêm ngày
Tâm tâm niệm Phật lời Thầy chẳng quên
Niệm Phật tâm chẳng ưu phiền
Bao nhiêu nghiệp chướng xóa liền từ đây

10 October 2014

QUÝ TIẾC MẠNG SỐNG XIN ĐỪNG PHÁ THAI GIẾT TRẺ - Phần 1

http://www.thainghen.com/wp-content/uploads/2013/08/mang-thai-33.jpgCô thử nghĩ con người chúng ta sống trong cuộc đời này, cả ngày từ sớm đến tối, những thiện niệm trong ta nhiều hay là ác niệm nhiều? Mỗi niệm từ ngày mùng 1 đến 30 tháng Chạp, trong suốt khoảng thời gian đó, chúng ta móng tâm tác ý, nói năng tạo tác, mình tạo mười điều ác nhiều hay là mười điều thiện nhiều? Cô suy nghĩ như vậy thì đủ biết rồi, ác hẳn nhiều hơn là thiện. Làm ác sinh ba đường ác. Làm thiện sinh ba đường thiện. Cho nên mất thân người rồi lại được thân người khác, trừ phi chúng ta ngay trong cuộc đời này từ sớm đến tối, đầu năm đến cuối năm chúng ta khởi thiện niệm, làm việc thiện nhiều hơn khởi niệm ác, làm việc ác. Cô có hiểu được cái lý này thì cô mới biết rằng kinh Phật dạy không sai.

07 October 2014

Bốn Ðiều Ngài A-Nan Hỏi Phật

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhQDj2eCYE-vbrL5RsCoSEcyQos_viDG5HRqOV1nOIQcJc03qP25Ik3xwV0P_-MInC6lhcROBX55HaDDnrF6IjaHSQBoVBLnkd0nEnAocb59MOUVPBBbalJ0sKPcxX3U5ULk8EZTX_CVto/s1600/v%C3%B4+th%C6%B0%E1%BB%9Dng.jpgThân thể con người nếu để lâu chẳng chịu tắm rửa, tất toát ra mùi hôi hám. Cho dù tắm rửa, nhưng thân có chín lỗ, chuyên bài tiết những thứ chẳng sạch, như mắt có ghèn, mũi có nước mũi, miệng có đờm rãi, tai có dáy tai, rồi các thứ thuộc tiểu tiện và đại tiện, nghĩa là thân thể chúng ta quả là vô cùng ô uế. Vậy mà sao người ta lại coi như là một thứ quý giá, cho đeo vào thân nào ngọc, nào vàng bạc, các thứ châu báu, hoặc lấy nước hoa, phấn thơm bôi vào, há có khác gì đem hương hoa, vật quý để trang hoàng cho cái nhà xí vậy!

ĐỆ TỬ QUY - PHẦN CUỐI

http://loiphatday.org/wp-content/uploads/2013/01/cong-on-cha-me-580x360.jpgPHI THÁNH THƯ, BÍNH VẬT THỊ. TẾ THÔNG MINH, HOẠI TÂM CHÍ.
Sách vô ích, không xem đọc. Hại thông minh, hư tâm chí.
Dịch nghĩa: Nếu không phải là kinh sách của thánh hiền, tức là những loại sách chúng ta xem đọc không có lợi ích cho mình, đều phải vứt bỏ. Vì những loại sách đó sẽ làm hại thông minh trí huệ của chúng ta, cũng làm hư hoại ý chí hướng thượng của chúng ta.

04 October 2014

TU ĐẠO KHÔNG NÊN TRANH HƠN

http://cms.kienthuc.net.vn/uploaded/manhtu/2014_05_31/ngu_gat_dy_kienthuc%201_vgmg.gif Kinh Kim Cang còn nói: "Tâm quá khứ chẳng có được, tâm hiện tại chẳng có được, tâm vị lai chẳng có được". Tại sao tâm quá khứ chẳng có được (bất khả đắc)? Bởi quá khứ đã qua rồi, quan tâm tới nó làm gì nữa? Tâm hiện tại cũng chẳng có được, bởi cớ gì? Bởi trong hiện tại các niệm nối tiếp không ngừng. Quý vị bảo đây là hiện tại, nhưng khi nói xong thì cái hiện tại đó cũng qua rồi, thời gian chẳng chịu ngưng lại. Tại sao tâm vị lai chẳng có được? Bởi vị lai là chưa có tới. Cho nên quá khứ, hiện tại, vị lai, ba tâm này chẳng có được. Nếu quý vị theo đúng Pháp mà Phật chỉ dạy để tu hành thì ngay đó có thể đạt được cảnh giới Niết-bàn.

THƯ GỬI CÁC ĐỒNG TU VỀ NIỆM PHẬT ĐẠT "BẤT NIỆM TỰ NIỆM"

 Ấn-Quang đại sư là Đại-Thế-Chí Bồ-Tát tái lai, chẳng lẽ những pháp môn vi diệu, tối thắng, đốn ngộ Ngài không biết sao. Thế nhưng suốt cả đời Ngài chỉ nói những phương cách tu hành căn bản, cụ thể. Ngài chú trọng về tâm chí thành chí kính, chứ không hề nhắc tới các pháp nhanh chóng dễ dàng chứng đắc như một phép mầu. Tại sao vậy? Tại vì Ngài sợ chúng sanh vướng nạn. Ngài nói: “Người khác dạy người chú trọng vào chỗ huyền diệu, còn Quang tôi thì dạy người những gì họ có thể cố gắng làm được mà thôi…”. Dạy những gì họ có thể làm được chính pháp khế cơ. Hàng hạ căn thực hành pháp của Ngài không trở ngại, mà còn có thể thành tựu được, thì người thượng căn thượng trí lại càng dễ dàng thành đạo hơn nữa. Thực đúng là pháp của người đại giác ngộ. 

02 October 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHỈA - PHẦN 5

Đạo là gì? Đạo là thứ mà bản thân quý vị sẵn có. Hiện thời, đạo của quý vị chẳng thể hiện tiền do quý vị có chướng ngại, có phiền não, nhà Phật gọi nó là “nghiệp chướng”. Chướng ngại nhiều vô lượng, vô biên, vô tận, vô số, nhưng quy nạp lại, sẽ không ngoài hai loại lớn: Phiền Não Chướng và Sở Tri Chướng. Hai loại lớn này chướng ngại quý vị kiến tánh, chướng ngại cái tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng của quý vị. “Thanh tịnh bình đẳng giác” là đạo, là tựa đề của bộ kinh này, chúng ta tu đạo là tu thứ này. Nếu tâm địa mỗi năm một thanh tịnh hơn, tức là đạo nghiệp của quý vị tăng trưởng.

01 October 2014

Ý NGHĨA SỰ SỐNG - LUÂN HỒI VÀ SỰ GIẢI THOÁT - Phần 1

Chủ đích tối hậu trong việc tu tập Phật Giáo về cung cách cách hành xử là gì? Đấy là cách phải chủ động được dòng luân lưu của tâm thức mình - tức giúp mình trở thành một con người bất-bạo-động một cách đích thật. Trên bình diện thật bao quát thì có thể cho rằng Phật Giáo gồm có hai thừa (tiếng Phạn và tiếng Pa-li là yana, có nghĩa là cỗ xe) biểu trưng cho hai đường hướng tu tập là: Đại Thừa(Cỗ xe lớn) và Tiểu Thừa (Cỗ xe nhỏ). Đại Thừa chủ trương phải phát động lòng từ bi nhằm giúp đỡ tất cả chúng sinh, và Tiểu Thừa thì chủ trương không được phép làm thương tổn đến bất cứ một chúng sinh nào.

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites